Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho người chưa biết

Chắc chắn bài viết thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ là một trong những kinh nghiệm mà mọi người cần khi đi làm thủ tục nhà đất, topic này sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm thủ tục nhà đất cho bạn nhé.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Gia đình em ở xã Thụy An huyện Ba Vì. Bố em mất từ năm 1998. Nhưng đến nay trên giấy tờ sổ đỏ đất nhà em vẫn đứng tên bố em. Gia đình em gồm có mẹ em, em và 2 em của em. Bây giờ gia đình em muốn chuyển tên sổ đỏ từ tên bố em sang tên em thì gia đình em cần phải làm những thủ tục gì?. Và chi phí chuyển sổ đỏ từ bố em sang tên em khoảng bao nhiêu?.

huongbinh7882

Ảnh minh họa.


Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Trong trường hợp này, do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin là bố bạn mất không di chúc hay có di chúc nên xin tư vấn như sau:

Trường hợp bố bạn mất có di chúc và di chúc được công nhận thì phần tài sản do bố bạn để lại sẽ được chia theo di chúc. Nếu trong di chúc, mảnh đất có sổ đỏ đứng tên bố bạn được chia cho bạn thì việc sang tên sổ đỏ là hoàn toàn dễ dàng được thực hiện sau khi bạn làm thủ tục khai nhận di sản như sau:

Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.

Gia đình bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh nơi có đất để yêu cầu công chứng. Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Giấy chứng tử của bố bạn;

- Di chúc;

- Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú của bạn;

- Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (nếu có).

- Những giấy tờ khác (nếu có).

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản. Trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất của người để lại di sản.

Sau 30 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Bạn và những người thừa kế khác (nếu có) cùng ký tên vào văn bản khai nhận.

Trường hợp bố bạn mất không di chúc thì việc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Bộ luật dân sự 2015 quy đinh như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Theo đó, tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho mẹ bạn, bạn và những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy bạn chỉ có thể làm giấy xác nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn khi các người thừa kế đồng ý tặng cho phần thừa kế của mình cho bạn.

Về việc khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc:

Để có toàn quyền sử dụng đất, trước tiên bạn và gia đình phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

- Cơ quan có thẩm quyền: tổ chức công chứng ở địa phương nơi có đất (văn phòng công chứng, phòng công chứng thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện)

- Hồ sơ yêu cầu công chứng:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng tử của bố bạn

+ Chứng minh thư/ Hộ chiếu của người được thừa kế

+ Sổ hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn…

+ Trong trường hợp các người thừa kế đồng ý tặng cho phần thừa kế của mình cho mẹ bạn thì ngoài các văn bản nêu trên, cần có thêm văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các đồng thừa kế về vấn đề này.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.

Theo đó, trong cả 2 trường hợp thì bạn chỉ có trách nhiệm phải cung cấp giấy chứng tử của bố bạn.

- Cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

- Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng (nếu có).

+ Văn bản khai nhận di sản có công chứng

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Giấy tờ khác: CMT, sổ hộ khẩu của bố, mẹ và bạn

- Thủ tục: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h

Blog Archive