Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Doanh nghiệp dệt may không lo thiếu đơn hàng, chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam và lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước đã kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, thậm chí là thua lỗ. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/det-may-67.htm

Cụ thể, như Công ty Dệt may Thành Công (Mã: TCM), theo kết quả kinh doanh được công bố doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng, giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước.

Lỗ sau thuế hơn 282.400 USD, khoảng 6,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD, tương đương 22,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên trong năm 2021 Dệt may Thành Công báo lỗ do dịch bệnh phức tạp. 

Chia sẻ với người viết, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công, cho biết: "Việc sản xuất "3 tại chỗ" chi phí quá cao, trong khi bị giới hạn người lao động không quá 50% trong tổng số hơn 6.500 lao động nên công suất hoạt động của công ty không thể cao. 

Từ đó, sản lượng bị sụt giảm đã dẫn đến việc công ty lỗ trong tháng 8 vừa qua và vấn đề mệt mỏi của doanh nghiệp là dòng tiền không thu về được thì cũng không thể trả lương cho người lao động và các chi phí khác".

Dệt may Thành Công là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may đi hầu hết các nước trên thế giới, trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 32%, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm khoảng 28%, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo chiếm khoảng 12%.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, với công suất sụt giảm, việc thực hiện các đơn hàng bị trì hoãn, giãn tiến độ. Có những trường hợp không được chấp nhận, đối tác đã hủy đơn hàng dù doanh nghiệp đã mua đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất nhưng do thời gian giao hàng gia hạn quá lâu nên buộc họ phải hủy.

Với Công ty Việt Thắng Jean, doanh nghiệp này cũng đối diện tình cảnh tương tự khi các nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai phải ngưng sản xuất do mô hình "3 tại chỗ" không hiệu quả, điều này đã khiến doanh thu của công ty trong các tháng vừa qua hoàn toàn bằng con số 0.

"Kinh doanh thời trang là mặt hàng có thời vụ nên khi các nhà máy dừng hoạt động, công ty không thể giao hàng đúng kế hoạch dù có đưa một số đơn ra miền Trung, miền Bắc nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì dịch bệnh", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc công ty Việt Thắng Jean chia sẻ.

Đây không phải là câu chuyện của riêng các doanh nghiệp mà thực tế đó là tình trạng chung của toàn ngành hàng khi số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.  

Doanh nghiệp dệt may không lo thiếu đơn hàng, chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may.(Ảnh: Nhịp cầu đầu tư)

Nhưng đơn hàng không sợ thiếu

Trải qua hơn hai tháng sản xuất gặp khó khăn vì dịch bệnh làm cho các doanh nghiệp trở nên kiệt sức. Thực tế này khiến các đơn vị rất mong chờ thời điểm tái hoạt động, dù ở trạng thái "bình thường mới".

Theo ông Trần Như Tùng, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi  đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.

"Hiện tại đơn hàng của TCM đã trải dài đến hết năm nay và kéo sang quý I/2022, đơn hàng giờ không dám nhận thêm chứ không sợ thiếu. Với TCM dự kiến doanh thu sẽ thực hiện được ở mức 85-90% mục tiêu đề ra dựa trên kịch bản khả quan là kinh tế mở cửa trở lại đúng kế hoạch", Chủ tịch TCM chia sẻ.

Phân tích cụ thể nhận định này, ông Tùng cho biết dù hiện một số đối tác rục rịch chuyển đơn hàng sang các nước nhưng khách hàng vẫn sẽ nhìn vào kế hoạch mở cửa nền kinh tế.

Do đó, nếu TP HCM và các tỉnh, thành mở cửa trở lại, khả năng khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với doanh nghiệp Việt Nam, còn nếu việc giãn cách còn kéo dài lâu hơn thì không biết tình hình sẽ thế nào. 

"Bởi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu sắp bước vào mùa cao điểm bán hàng là dịp Noel và Tết Dương lịch nên bây giờ mình làm còn kịp chứ chậm hơn nữa sẽ không kịp làm hàng cho họ bán, buộc họ sẽ chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác", ông Trần Như Tùng cho hay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-det-may-khong-lo-thieu-don-hang-chi-lo-khong-kip-mo-cua-de-giu-chan-khach-hang-20210927142247565.htm

Share:

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Loạt thương vụ M&A bất động sản giữa các 'ông lớn' trung tâm thương mại, khu công nghiệp

Cũng trong tháng 9, Bộ Công thương đã thông báo việc TTKT giữa Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), CTCP Đô thị AMATA Biên Hòa (Amata Biên Hòa) và Sumitomo Corporation (Nhật Bản).

Theo đó, VSIP, Amata Biên Hòa và Sumitomo Corporation có kế hoạch thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên (công ty liên doanh) để cùng nhau hợp tác đầu tư, xây dựng và phát triển và vận hành một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

VCCA cho biết, VSIP và Amata Biên Hòa hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dự án phát triển khu công nghiệp. Còn Sumitomo Corporation là tập đoàn lớn của Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực gồm khu công nghiệp, kinh doanh logistics, ô tô, thép, sản xuất hàng may mặc, nông nghiệp,… bao gồm cả phát triển và quản lý bất động sản, điều phối và vận hành các dự án đô thị và khu công nghiệp. 

Thêm loạt thương vụ M&A bất động sản giữa các 'ông lớn' trung tâm thương mại, khu công nghiệp - Ảnh 1.

Siêu thị FujiMart thuộc FujiMart Vietnam Retail LLC - “đứa con chung” của Tập đoàn BRG và Sumitomo Corporation. (Ảnh: Kinh tế tập đoàn).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/loat-thuong-vu-ma-bat-dong-san-giua-cac-ong-lon-trung-tam-thuong-mai-khu-cong-nghiep-20210927104514959.htm

Share:

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Bất động sản Mỹ và Oleco-Nq muốn xây khu dân cư 750 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế

Mới đây nhất, vào tháng 8/2021, tại Phú Thọ, Bất động sản Mỹ trúng thầu dự án Khu nhà ở đô thị Hùng Sơn (thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao) với tổng vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng.

Còn Công ty TNHH Oleco-Nq được thành lập vào tháng 5/2018, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và nhà ở. Trụ sở doanh nghiệp tại thôn 7, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Người đại diện theo pháp luật hiện tại kiêm Tổng giám đốc công ty là bà Nguyễn Chi Mai (sinh năm 1991).

Tại thời điểm cuối tháng 9/2018, công ty có vốn điều lệ hơn 482 tỷ đồng. Cơ cấu góp vốn gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Quang sở hữu 76%, tương đương hơn 366 tỷ đồng, 24% còn lại (gần 116 tỷ đồng) là phần vốn của CTCP Bất động sản Bạch Đằng.

Bất động sản Mỹ và Oleco-Nq muốn xây khu dân cư 750 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế

 - Ảnh 1.

Ranh giới nghiên cứu dự án. (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/bat-dong-san-my-va-oleco-nq-muon-xay-khu-dan-cu-750-ty-dong-tai-thua-thien-hue-20210923080038677.htm

Share:

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Giá tiêu cuối năm trụ vững mức 80.000 đồng/kg?

Theo khảo sát, giá tiêu đang dao động khoảng 78.000 đồng/kg, tăng 45% so với đầu năm và đạt mức cao trong vòng 4 năm trở lại đây.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Việc giá tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là tín hiệu đáng mừng và cơ hội để người trồng tiêu vực dậy sau nhiều năm giá xuống thấp.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết: "Hiện tại, nhu cầu thế giới vẫn cao song dự báo giá tiêu đến cuối sẽ dao động 80.000 đồng/kg, khó có thể tăng thêm nữa.

Bởi ngoài yếu tố cung – cầu, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ghi nhận giảm trong tháng 7, 8 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc vận chuyển lưu thông hàng hóa ra cảng khó khăn, chi phí logistics sang Mỹ, châu Âu tăng đột biến".

Giá tiêu cuối năm trụ vững mức 80.000 đồng/kg, nông dân đừng giẫm lên vết xe đổ - Ảnh 1.

Giá tiêu nội địa hưởng lợi nhờ giá tiêu xuất khẩu chạm đỉnh trong 4 năm qua (Ảnh: PasGo)

Thống kê của VPA, tình trạng kẹt cảng và thiếu container rỗng trong một thời gian dài đã tạo cơ hội cho các hãng tàu thao túng phụ phí và cước phí vận tải. Giá vận tải các tuyến tăng gấp 10 lần từ cuối năm 2020 đến thời điểm hiện tại và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đại diện VPA cho rằng cước vận tải đang ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp tiêu, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, số còn lại phải gồng lỗ cho các hợp đồng ký kết để giữ khách hàng và uy tín.

Với những hợp đồng mới, doanh nghiệp sẽ phải tính toán lại giá thành sao cho cân bằng với cước logistics để cân bằng chi phí và lợi nhuận.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.

Ông Hải phân tích trong thương mại, bất cứ khách hàng nào đều muốn mua hàng chất lượng, giá tốt. Trong trường hợp này, Indonesia và Brazil đang vào tiêu, sản lượng dồi dào, cước logistics rẻ hơn nên đương nhiên khách hàng sẽ quan tâm đến các thị trường này.

Còn hiện tại nguồn tiêu của Việt Nam không còn nhiều, giá logistics cao nên cũng yếu thế hơn lúc này.

"Về lâu dài, Việt Nam vẫn giữ được vị trí số 1 xuất khẩu tiêu vì sản lượng của Việt Nam chiếm tới 40% sản lượng thế giới, các nước khác tuy có lợi thế nhưng chỉ chiếm phần nhỏ sản lượng chung", ông Hải nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-cuoi-nam-tru-vung-muc-80000-dong-kg-20210921103337292.htm

Share:

Từ 'bom nợ' Evergrande nhìn sang thị trường bất động sản Việt Nam

 Dư luận đang quan tâm nếu "bom nợ" Evergrande phát nổ thì hậu quả sẽ như thế nào, có kéo theo hiệu ứng domino hay không? Ở diễn biến khác, Việt Nam có cần rút kinh nghiệm để tránh rơi vào cảnh vỡ nợ tương tự


Khu phức hợp Evergrande Oasisdo của Evergrande tại Lạc Dương, Trung Quốc đang xây dựng dở dang. (Ảnh: Reuters).
Lo ngại hiệu ứng domino từ "bom nợ" Evergrande

Là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc (tính theo doanh thu), Evergrande hiện nắm hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Mảng quản lý dịch vụ bất động sản của công ty tham gia gần 2.800 dự án tại hơn 310 thành phố ở Trung Quốc.

Tính đến cuối năm 2020, giá trị các dự án bất động sản dở dang của Evergrande lên tới gần 190 tỷ USD, chiếm quá nửa tổng tài sản.

Song, Tập đoàn địa ốc khổng này đang trên bờ vực sụp đổ vì khủng hoảng thanh khoản với "bom nợ" 300 tỷ USD (tương đương gần 87% tổng tài sản doanh nghiệp tính đến cuối năm 2020). Riêng số tiền nợ ngân hàng và thị trường trái phiếu trong và ngoài Trung Quốc (tính đến cuối tháng 6/2021) khoảng 89 tỷ USD.

Với số nợ này, Evergrande là công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới, theo Bloomberg. Tập đoàn này cũng đã nhiều lần bị cảnh báo có thể vỡ nợ.

Câu hỏi đặt ra là liệu "bom nợ" Evergrande phát nổ có nguy cơ tạo ra hiệu ứng domino hay không? Bởi vấn đề của tập đoàn này không chỉ khiến các nhà đầu tư trực tiếp đang nắm cổ phiếu, trái phiếu và khách hàng mua nhà như ngồi trên đống lửa mà còn có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc và từ đó làm tổn thương kinh tế thế giới.

TS. Đinh Thế Hiển, Chính phủ đất nước tỷ dân có thể sẽ tiếp quản các dự án bất động sản dở dang đã được khách hàng đóng tiền để bảo đảm Tập đoàn phải hoàn thành các hợp đồng mà khách hàng đã đóng tiền mua nhà.

Điều này sẽ khiến người dân Trung Quốc yên tâm hơn trong việc đầu tư bất động sản cũng như tin tưởng vào Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xử lý nợ khi một công ty mất khả năng thanh toán, phá sản.


Share:

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Vĩnh Hoàn, Sadaco xin test COVID-19 miễn phí vì gánh nặng quá lớn

Theo Bộ Y tế, chi phí xét nghiệm (test) nhanh COVID-19 được xác định hiện đang có giá 135.000 đồng/mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR (PCR) có giá 734.000 đồng/mẫu.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-da-tron-49.htm

Để duy trì sản xuất trong hoàn cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp phải chi trả chi phí test nhanh, PCR cho người lao động. Đây là khoản tiền không nhỏ tạo áp lực cho doanh nghiệp.

Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16 khu vực Nam bộ, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn cho biết Vĩnh Hoàn đang có 5 nhà máy ở Đồng Tháp đang thực hiện 3 tại chỗ với 5.500 lao động.

Mỗi tháng doanh nghiệp phải chi vài tỷ đồng cho test COVID-19, doanh nghiệp sẽ khó cầm cự nếu 3 tại chỗ kéo dài.

"Nhà nước có thể xem xét coi chi phí test COVID-19 trong doanh nghiệp giống như các chi phí tầm soát COVID-19 ngoài xã hội.

Chúng tôi kiến nghị tầm soát xét nghiệm 20% thay vì 100% như hiện nay và các chi phí xét nghiệm theo quy định sẽ do Nhà nước chi trả", bà Khanh nói.

Bà Khanh phân tích nếu Nhà nước chịu chi phí này thì Nhà nước sẽ cơ chế thích hợp hơn. Còn việc để doanh nghiệp chịu khoản phí này thì chưa có sự cân đong đo đếm về tài chính và chỉ nghiêng nặng về kiểm dịch.

Vĩnh Hoàn, Sadaco xin test COVID-19 miễn phí vì gánh nặng quá lớn - Ảnh 1.

Chi phí test COVID-19 đang tạo áp lực cho doanh nghiệp 3 tại chỗ, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với doanh nghiệp lớn như Vĩnh Hoàn, chi phí test COVID-19 đã trở thành gánh nặng thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ càng thêm phần khó.

Trao đổi người viết, ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco) cho biết tỷ lệ công nhân được tiêm vắc xin ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế bởi doanh nghiệp có sức chịu đựng kém, không đủ khả năng hoạt động 3 tại chỗ.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp sản xuất cầm chừng thì không có tiếng nói trong khi chính sách tiêm ngừa vắc xin chủ yếu tập trung vào khu công nghiệp.

Điều doanh nghiệp cần nhất lúc này là được hoạt động trở lại. Song Nhà nước cần có chính sách miễn phí chi phí test nhanh, chích ngừa cho công nhân trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Các doanh nghiệp này đang yếu lắm rồi. Nếu phải chi trả vài trăm đến 1 triệu đồng/lần test cho công nhân, tôi e doanh nghiệp không thể sống nổi đến khi khôi phục sản xuất trở lại.

Do đó, test COVID-19 và chính ngừa là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất với doanh nghiệp, sau đó mới tính đến việc huy động vốn, quy tụ người lao động", ông Mạnh nói.

Trường hợp, tất cả công nhân âm tính với COVID-19 cần cho doanh nghiệp hoạt động trở lại. Theo ông Mạnh, hiện nay F0 có thể điều trị tại nhà, chỉ khi trở nặng mới cần đưa đến bệnh viện và tỷ lệ F0 trở nặng cũng thấp.

Do đó, nếu phát hiện F0 sẽ khoanh vùng, doanh nghiệp phối hợp với địa phương tách F0 đi cách ly, F1 theo dõi và quản lý trực tiếp tại nhà máy.

Khi các địa phương xác định sống chung với COVID-19 thì cần cử cán bộ y tế tập huấn cho doanh nghiệp tự test và theo dõi sức khỏe người lao động, thường xuyên cập nhật và báo cáo về cơ quan y tế.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vinh-hoan-sadaco-xin-test-covid-19-mien-phi-vi-ganh-nang-qua-lon-20210918000334788.htm

Share:

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Advanced SEO plans

Off the shell SEO plans to increase your website`s SEO Metrics and Ranks
within just 1 month

See more details here
https://liftmyrank.co/affordable-seo-services-small-businesses/





Unsubscribe:
please send a blank email to RonaldLilly7162@gmail.com
you will be automatically unsubscribed
Share:

Doanh nghiệp thủy sản, gỗ rơi vào tình trạng báo động vì cạn kiệt tài chính

Thủy sản chao đảo trước cú sốc lớn

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) trải qua 2 tháng hoạt động trong điều kiện giãn cách xã hội, xuất khẩu thủy sản thực sự ngấm đòn COVID-19 khi giá trị xuất khẩu trong tháng 8 sang các thị trường đều giảm từ 16 – 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-go.html

100 doanh nghiệp tạm dừng tham gia xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng báo động nếu không thể phục hồi sản xuất sớm trước 15/9.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Tổ công tác 970 về kết nối cung cầu nông sản ở các tỉnh, thành phía Nam diễn ra ngày 9/9, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn cho biết nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường thế giới đang tăng trở lại nhưng doanh nghiệp lại "đứng ngồi không yên" do những khó khăn trong việc di chuyển của người lao động, việc tổ chức sản xuất 3 tại chỗ.

"Cá tra đang quá lứa nằm chờ dưới ao, nông dân nguy cơ thua lỗ mà công đoàn thu hoạch cá tra của doanh nghiệp khi vào địa phương thu hoạch cá bắt buộc phải cách ly 14 ngày thì làm sao đảm bảo tiến độ thu hoạch, chế biến.

Trong khi đó, công đoàn thu hoạch cá tra dù di chuyển sang nhiều địa phương nhưng họ đều đảm bảo các yếu tố dịch tễ, đã tiêm phòng vắc xin, có giấy xét nghiệm đầy đủ", bà Khanh nói.

Những ngành hàng tỷ USD rơi vào tình trạng báo động vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đang cạn kiệt tài chính vì sản xuất 3 tại chỗ (Ảnh: VASEP)

Bên cạnh đó, đại diện Vĩnh Hoàn cho rằng nếu cứ kéo dài, 3 tại chỗ, doanh nghiệp sẽ không thể chịu nổi vì chi phí sản xuất tăng. Doanh nghiệp đã thực hiện 3 tại chỗ 2 tháng nay, hàng tuần đều test PCR nên rất tốn kém.

Bà Khanh cho biết nên chăng chỉ cần tầm soát xét nghiệm 20% thay vì 100% như hiện nay.

Đặc biệt, trong bối cảnh doanh nghiệp muốn khôi phục tăng sản lượng chế biến để đáp ứng các đơn hàng nên đang cần gọi lại những công nhân đã tạm nghỉ việc quay trở lại nhà máy làm việc.

Ngành gỗ liệu khó đủ sức gánh tăng trưởng cho toàn ngành

Theo Bộ NN&PTNT, tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 32 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 42%, chiếm tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-thuy-san-go-roi-vao-tinh-trang-bao-dong-vi-can-kiet-tai-chinh-20210915155707015.htm

Share:

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Vinhomes tài trợ lập quy hoạch phân khu công nghiệp trong KKT Vũng Áng

Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Bệnh viện Vinmec Thiện Tâm Hà Tĩnh cho CTCP Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup).

Dự án bệnh viện này có quy mô 300 giường bệnh được xây dựng trên diện tích 3,7 ha tại đường Hải Thượng Lãn Ông thuộc phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 728 tỷ đồng

CTCP Vinhomes là một trong hai nhà đầu tư trúng sơ tuyển dự án Khu đô thị Hàm Nghi có tổng mức đầu tư 23.545 tỷ đồng tại TP Hà Tĩnh.

Trước đó, Vingroup cũng đã thực hiện nhiều dự án lớn tại Hà Tĩnh như Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Hà Tĩnh, Khách sạn Vinpearl City Hotel Hà Tĩnh, Vinpearl Ocean Villa, Công viên nước Vinpearl Land Cửa Sót, dự án Vinhomes New Center,...

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/vinhomes-tai-tro-lap-quy-hoach-phan-khu-cong-nghiep-trong-kkt-vung-ang-202109101506597.htm

Share:

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Dịch COVID-19 hôm nay 7/9: 10 tỉnh, thành chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội chống dịch

 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng và 10 tỉnh, thành phố phía bắc chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 khi cần thiết.

>>Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm

TTXVN đưa tin, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố gồm Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Hòa Bình chuẩn bị sẵn nhân lực để hỗ trợ cho Hà Nội khi cần thiết.

Mục tiêu là xét nghiệm thần tốc, phân loại F0 để chăm sóc, điều trị hợp lý; truy vết F1; và tổ chức tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19.

Trong giai đoạn 6 - 12/9, Hà Nội sẽ tiến hành xét nghiệm 100% người dân theo nguyên tắc: tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, khu vực nguy cơ rất cao lấy mẫu cho toàn bộ người dân từ 2 - 3 ngày/lần; tại khu vực có nguy cơ cao, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 5 - 7 ngày/lần; tại các khu vực khác, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất một lần.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-7-9-tp-hcm-tiem-mui-2-vac-xin-pfizer-cho-nguoi-tiem-mui-1-moderna-20210907025955311.htm

Share:

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h

Blog Archive