Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cách sơ cứu trẻ bị bỏng cồn


Sơ cứu khi trẻ bị bỏng cồn cẩm nang cho bạn cần phải biết để nếu con của bạn bị bỏng thì bạn có thể cứu chúng.

Mới đây, bé gái Mai Quế Lâm 5 tuổi ở Thanh Hóa bị bỏng cồn, toàn thân như một ngọn đuốc khiến em bị bỏng nặng 70%. Dù đã trải qua 4 lần cấy ghép da nhưng em sức khỏe và vẻ ngoài chưa được lành lặn khiến ai nhìn cũng cảm thấy xót xa. Chính vì thế, ba mẹ hay những người trông giữ trẻ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý tình huống, sơ cứu vết bỏng trước khi đưa con đến bệnh viện.

Bé Mai Quế Lâm bị bỏng cồn 70%. (Ảnh Kênh 14)


Cùng trò chuyện với bác sĩ Lê Hữu Phước, Khoa Phỏng – Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM để có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc sơ cứu khi trẻ bị bỏng cồn.

- Chào bác sĩ, khi con bị bỏng cồn nói riêng và bỏng nói chung cần sơ cứu như thế nào?

- Khi trẻ bị bỏng, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là rửa dưới vòi sạch, giảm nhiệt cho mô Cách làm đó là rửa vết bỏng dưới vòi nước đang chảy 5 – 15 phút, không ngâm hoặc chà nước đá. Sau khi sơ cứu cần quấn tấm vải sạch cho bé. Nếu có Panthenol có thể xịt vào vết phỏng của bé.

Khi bj bỏng cần cho trẻ rửa vết thương dưới vòi nước chảy. (Ảnh Pinterest)


Panthenol có thể xịt vào vết phỏng của bé. (Ảnh Pinterest)


- Theo bác sĩ, sai lầm lớn nhất của ba mẹ khi sơ cứu, xử lý vết bỏng cho con là gì?

- Sai lầm hay gặp nhất là nghe người nọ người kia, ai bày gì thì làm nấy, tự ý điều trị, bôi đủ thứ lên vết bỏng mà không biết rằng sẽ làm nhiễm trùng da của bé.

Một sai lầm nữa không kém phần nghiêm trọng đó là dân gian thường bày mẹo thoa kem đánh răng, nước mắm, sữa, mật ong, trứng, mỡ trăn, mỡ bò, nhựa cây nha đam, bã cà phê.... Khi bị bỏng, tốt nhất là nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để vết thương nhanh lành. Tránh để xảy ra hiện tượng nhiễm trùng hoại tử rụng cả ngón, cả bàn tay, bàn chân khiến bác sĩ cũng thực sự đau lòng.

Không nên bôi những loại thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. (Ảnh Pinterest)


- Khi chăm sóc vết bỏng cho bé cần chú ý những gì?

- Sau khi đưa con đến bệnh viện, ba mẹ sẽ được hỗ trợ điều trị từ bác sĩ. Tuy nhiên, là người trực tiếp chăm sóc vết bỏng cho con, ba mẹ cần lưu ý:

Sốt là dấu hiệu cần lưu ý, vì nó báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng.

Bổ sung nước cho bé uống hoặc sữa để đảm bảo bé đi tiểu được. Không đi tiểu trong 24h là dấu hiệu nguy hiểm.

Chăm sóc sau bỏng thì tùy từng vết phỏng nông sâu mà bs sẽ có dặn dò riêng.

Theo sự điều hòa tự nhiên, ướt thì cần làm khô, khô thì cần làm ẩm lại. Tức là vết thương đang rỉ dịch phải làm cho khô bằng gạc thấm hút. Vết thương khô thì cần thoa gel hoặc kem có kháng sinh để dưỡng ẩm và chống nhiễm trùng. Tổn thương do bỏng luôn có thể tổn thương sâu thêm.

Cần chăm sóc vết thương theo lời khuyên của bác sĩ. (Ảnh Pinterest)


Khi bị bỏng, bề mặt da sẽ có 3 lớp như sau: Lớp tổn thương nặng nhất là lớp trên cùng, lớp viêm nằm giữa và lớp lành nằm dưới. Mục tiêu của việc chữa trị là giúp lớp viêm không bị chèn ép gây thiếu máu nuôi, hoặc lớp trên cùng hoại tử ăn lan xuống, hoặc tình trạng nhiễm trùng bên trên làm lớp viêm bị nhiễm trùng theo và lan xuống tiếp lớp lành. Bỏng độ 3 chăm sóc không tốt và để quá lâu lành sẽ có thể thành bỏng độ 4.

- Cảm ơn bác sĩ Hữu Phước rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ kiến thức hữu ích với chuyên mục.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h

Blog Archive