Những ngày này, các gia trại và hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn Nghệ An đang 'điêu đứng' vì lợn hơi được thu mua với giá rẻ. Có nơi, mỗi một con lợn sau khi xuất chuồng, người nông dân phải chịu lỗ 1 triệu đồng.
Tháng 10/ 2016 anh bắt đầu mua 1.200 con lợn giống ở miền nam về nuôi. Lứa lợn này anh Thông xác định sẽ xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán 2017. Thế nhưng, sau 4 tháng, khi lợn đạt trọng lượng xuất chuồng cũng là lúc giá lợn hơi giảm mạnh "chạm đáy" 31.000 đồng/kg đã khiến trang trại của anh thua lỗ hơn 1 tỷ đồng.
"Gia đình dốc hết vốn để đầu tư chăn nuôi, không ngờ giá thịt lợn trước và sau Tết bị thương lái thu mua rẻ mạt, bình quân 1 con lợn có trọng lượng 100 kg, chúng tôi phải chịu lỗ gần 1 triệu đồng. Bây giờ không biết lấy tiền đâu để tái đàn", anh Thông cho biết.
Tìm hiểu từ các hộ chăn nuôi, mỗi con lợn từ khi mua giống cho đến lúc xuất chuồng đạt trọng lượng trên 100 kg thịt phải chi phí hết 4 triệu đồng. Với giá dao động từ 47.000 đồng - 50.000 đồng/kg như hồi đầu năm 2016 thì mỗi con lợn sẽ có lãi 1 triệu đồng. Thế nhưng, cuối năm thị trường thịt lợn giảm giá do Trung Quốc hạn chế thu mua đã khiến người chăn nuôi dở khóc, dở cười.
Theo số liệu từ Trạm thú y Quỳnh Lưu thì trung bình mỗi năm huyện phát triển tổng đàn lợn từ 46 nghìn đến 50 nghìn con. Trong đó, có khoảng 20 nghìn con là lợn thịt thương phẩm bán vào dịp Tết. Như vậy người chăn nuôi thiệt hại gần 20 tỷ đồng.
Theo ông Vũ Ngọc Quý - Phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu, nguyên nhân chủ yếu khiến giá lợn hơi xuống nhanh là do thời điểm đầu năm giá lợn tăng cao nên các hộ chăn nuôi ồ ạt xây dựng chuồng trại, tăng đàn từ 250 lên 300 với trang trại quy mô từ 200 con lợn trở lên. Mặt khác, việc tiêu thụ lợn hơi ở địa phương đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, nên khi Trung Quốc giảm nhập thì lợn hơi trong nước lập tức ế ẩm.
Một nghịch lý là giá heo hơi hôm nay rớt thảm nhưng chi phí lợn giống và thức ăn công nghiệp vẫn cao nên sau khi xuất bán lứa lợn giáp Tết, đa số các chủ trang trại chăn nuôi đều thua lỗ, không đủ vốn để tái đàn. Và dù lợn hơi rớt giá mạnh nhưng tại các chợ đầu mối trên địa bàn huyện thì giá thịt lợn vẫn giữ ở mức cao. Cụ thể, thịt vai, thịt mông, ba chỉ, sườn dao động từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg, riêng thịt nạc có giá từ 90 nghìn đến 100 nghìn đồng/kg.
Nghịch lý giá lợn hơi thu mua rẻ mạt, nhưng giá thịt lợn bán tại các điểm chợ lại cao, dao động từ 70 -100 nghìn đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng.
Không chỉ riêng người chăn nuôi lợn ở Quỳnh Lưu mà các huyện, thị khác như Hoàng Mai, Diễn Châu, Yên Thành... cũng đang "lao đao" vì chăn nuôi thua lỗ.
Giá heo hơi Nghệ An giảm mạnh
Nhận thấy hướng phát triển trang trại nuôi lợn đang có chiều hướng phát triển, giá cả ổn định, đầu năm 2016 anh Lê Văn Thông ở xóm 4, xã Quỳnh Lương đã đầu tư trang trại khép kín có giàn quạt gió mát lạnh, khử được mùi hôi; hệ thống ăn uống tự động và đặc biệt có hầm Bioga.
Nhận thấy hướng phát triển trang trại nuôi lợn đang có chiều hướng phát triển, giá cả ổn định, đầu năm 2016 anh Lê Văn Thông ở xóm 4, xã Quỳnh Lương đã đầu tư trang trại khép kín có giàn quạt gió mát lạnh, khử được mùi hôi; hệ thống ăn uống tự động và đặc biệt có hầm Bioga.
Tháng 10/ 2016 anh bắt đầu mua 1.200 con lợn giống ở miền nam về nuôi. Lứa lợn này anh Thông xác định sẽ xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán 2017. Thế nhưng, sau 4 tháng, khi lợn đạt trọng lượng xuất chuồng cũng là lúc giá lợn hơi giảm mạnh "chạm đáy" 31.000 đồng/kg đã khiến trang trại của anh thua lỗ hơn 1 tỷ đồng.
"Gia đình dốc hết vốn để đầu tư chăn nuôi, không ngờ giá thịt lợn trước và sau Tết bị thương lái thu mua rẻ mạt, bình quân 1 con lợn có trọng lượng 100 kg, chúng tôi phải chịu lỗ gần 1 triệu đồng. Bây giờ không biết lấy tiền đâu để tái đàn", anh Thông cho biết.
Tìm hiểu từ các hộ chăn nuôi, mỗi con lợn từ khi mua giống cho đến lúc xuất chuồng đạt trọng lượng trên 100 kg thịt phải chi phí hết 4 triệu đồng. Với giá dao động từ 47.000 đồng - 50.000 đồng/kg như hồi đầu năm 2016 thì mỗi con lợn sẽ có lãi 1 triệu đồng. Thế nhưng, cuối năm thị trường thịt lợn giảm giá do Trung Quốc hạn chế thu mua đã khiến người chăn nuôi dở khóc, dở cười.
Theo số liệu từ Trạm thú y Quỳnh Lưu thì trung bình mỗi năm huyện phát triển tổng đàn lợn từ 46 nghìn đến 50 nghìn con. Trong đó, có khoảng 20 nghìn con là lợn thịt thương phẩm bán vào dịp Tết. Như vậy người chăn nuôi thiệt hại gần 20 tỷ đồng.
Theo ông Vũ Ngọc Quý - Phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu, nguyên nhân chủ yếu khiến giá lợn hơi xuống nhanh là do thời điểm đầu năm giá lợn tăng cao nên các hộ chăn nuôi ồ ạt xây dựng chuồng trại, tăng đàn từ 250 lên 300 với trang trại quy mô từ 200 con lợn trở lên. Mặt khác, việc tiêu thụ lợn hơi ở địa phương đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, nên khi Trung Quốc giảm nhập thì lợn hơi trong nước lập tức ế ẩm.
Một nghịch lý là giá heo hơi hôm nay rớt thảm nhưng chi phí lợn giống và thức ăn công nghiệp vẫn cao nên sau khi xuất bán lứa lợn giáp Tết, đa số các chủ trang trại chăn nuôi đều thua lỗ, không đủ vốn để tái đàn. Và dù lợn hơi rớt giá mạnh nhưng tại các chợ đầu mối trên địa bàn huyện thì giá thịt lợn vẫn giữ ở mức cao. Cụ thể, thịt vai, thịt mông, ba chỉ, sườn dao động từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg, riêng thịt nạc có giá từ 90 nghìn đến 100 nghìn đồng/kg.
Nghịch lý giá lợn hơi thu mua rẻ mạt, nhưng giá thịt lợn bán tại các điểm chợ lại cao, dao động từ 70 -100 nghìn đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng.
Không chỉ riêng người chăn nuôi lợn ở Quỳnh Lưu mà các huyện, thị khác như Hoàng Mai, Diễn Châu, Yên Thành... cũng đang "lao đao" vì chăn nuôi thua lỗ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét