Lễ hội Ná Nhèm năm 2018 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng từ năm 2012 đến nay đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt).
Tàng thinh và Mặt nguyệt đã được đưa ra đình làng Mỏ để chuẩn bị làm lễ rước tại Lễ hội Ná Nhèm 2018 (Ảnh Công Phương).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012 khi Lễ hội Ná Nhèm được phục dựng đến nay, Tàng thinh và Mặt nguyệt có kích thước và người trạm khắc thay đổi qua mỗi năm. Lễ hội Ná Nhèm năm 2018, Tàng thinh và Mặt nguyệt do các cụ bô lão trong làng trạm khắc.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Viêng (56 tuổi, thôn Làng Mỏ, xã Trấn Yên) cho biết, ông được các cụ bô lão trong làng lựa chọn và giao trách nhiệm làm Tàng thinh cho Lễ hội Ná Nhèm 2018.
Ông Viêng cho biết, ông làm "của quý" lớn nhất Việt Nam trong 7 ngày, nếu làm liên tục chỉ 2 ngày là xong (Ảnh Công Phương).
Để chuẩn bị cho lễ hội, vào khoảng tháng 9 Âm lịch năm 2017, ông đã phải đi lấy gỗ về để dành đến gần lễ hội làm Tàng thinh.
“Tàng thinh không có mẫu cố định, tôi chỉ làm theo những mẫu ngày xưa đã làm. Các cụ bảo làm như ngày xưa, không làm phô trương quá, chỉ là tượng trưng thôi”, ông Viêng cho hay.
Theo ông Viêng, khi làm Tàng thinh, ông phải giấu mọi người, cứ âm thầm làm chứ không tiết lộ cho ai.
“Tôi làm không bị áp lực gì, không bị ai nói là phải giống thế này, giống thế kia mà đây làm giống ngày xưa. Tôi làm tranh thủ khoảng 7 ngày thì xong Tàng thinh”, ông Viêng thông tin.
>>>Xem chi tiết: http://vietnammoi.vn/nguoi-khac-cua-quy-lon-nhat-viet-nam-toi-khac-am-tham-khong-tiet-lo-voi-ai-83315.html
>>>Xem chi tiết: http://vietnammoi.vn/nguoi-khac-cua-quy-lon-nhat-viet-nam-toi-khac-am-tham-khong-tiet-lo-voi-ai-83315.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét