Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

CEO Trần Quí Thanh Từ trại trẻ mồ côi đến ông chủ Tân Hiệp Phát

CEO Trần Quí Thanh Từ trại trẻ mồ côi đến ông chủ Tân Hiệp Phát


Tiến sĩ Trần Quí Thanh lớn lên trong một trại trẻ mồ côi sau khi mẹ ông qua đời lúc ông mới lên 9. “Cuộc sống đơn độc" đòi hỏi ông phải tự chăm lo cho bản thân mình, và từ đó bản năng sống lại mãnh liệt hơn bao giờ hết và sẵn sàng cho những chiến lược kinh doanh sau này của ông. "Tôi bắt đầu bắt đầu mọi thứ mà không hề có ai cố vấn. Trong tay chỉ có một ít tiền," Tiến sĩ tâm sự. Ông chia sẻ thêm rằng: "Tôi phải vật lộn mỗi ngày. Lớn lên, tôi biết được rằng để tồn tại chúng ta phải có kỷ luật, chúng ta không được bỏ hoặc chiều lòng theo bản thân mình, và đó là nguyên tắc tôi áp dụng trong kinh doanh."


Câu chuyện về Tân Hiệp Phát bắt đầu từ năm 1994 sau khi Tiến sĩ Trần Quí Thanh mua lại công nghệ dây chuyền từ công ty Bia Sài Gòn. Ông thành lập công ty Tân Hiệp Phát và tất các thành viên gia đình ông đã sống và lớn lên tại nhà máy sản xuất này. "Lúc đầu, không ai tin rằng tôi có thể làm nên việc gì, nhưng tôi tin rằng mình có thể thay đổi vì không gì là không thể," ông giải thích."Với nền tảng kỹ thuật cơ khí, tôi có thể xây dựng một nhà máy từ vạch xuất phát, và vì vậy không có lý do gì mà tôi không thể tái tạo lại một dòng máy hoàn toàn mới mà vẫn đảm bảo tính cơ bản về chức năng."


Sự thành công của tập đoàn Tân Hiệp Phát của ngày hôm nay chính là ở việc cung cấp nhiều loại nước giải khát nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau như: trà thảo mộc - trà xanh, sữa đậu nành, nước uống thể thao và đặc biệt là nước tăng lực (Number 1). Không những đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng Việt Nam, những sản phẩm của THP đã có mặt ở 16 quốc gia khác trong đó nổi bật là thị trường Trung Quốc và Úc. Chưa dừng lại ở đó, các sản phẩm của Tân Hiệp Phát hoàn toàn có thể cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như: Coca-Cola, Pepsi; các nhãn hiệu Universal Robina Corp của Philippines và Ito En của Nhật Bản.


Năm 2012, Tân Hiệp Phát từ chối một thỏa thuận đến từ thương hiệu nước giải khát của Mỹ- Coca-Cola do không tìm được tiếng nói chung. Tiến sĩ Quí Thanh giải thích thêm: "Coca-Cola đã không cho phép chúng tôi liên doanh vào các thị trường khác, họ chỉ cho chúng tôi để mở rộng thị phần của chúng tôi tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Và điều này hoàn toàn trái ngược với chiến lược mở rộng thị trường về lâu dài của chúng tôi.”


Kết thúc bài viết, tác giả Connie Tan Hui Ann nhấn mạnh: “Sau tất cả những sóng gió đã qua, Tiến sĩ Trần Quí Thanh vẫn tin vào khả năng quản lý của mình, tin vào những tiên tiến kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và phát triển của toàn bộ công ty; đặc biệt là tin vào các chiến lược quảng bá hiện đại của thế hệ hậu bối”. “Tôi muốn các con tôi đối đầu với nhiều rủi ro bởi vì đó là cách tốt nhất để học hỏi và để mang lại kinh nghiệm, qua đó đưa công ty phát triển lên bậc cao hơn," tiến sĩ Thanh nhấn mạnh.


Share:

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

CEO Trần Quí Thanh trong câu chuyện của chuyện nhà DR. Thanh thật thú vị và ít ai biết

CEO Trần Quí Thanh trong câu chuyện của chuyện nhà DR. Thanh thật thú vị và ít ai biết đến Trần Quí Thanh một người thanh công lại có một tuổi thơ như vậy.
Tâm huyết với cuốn sách, Phó Tổng Giám đốc cho biết vốn là người làm kinh doanh, không phải dân viết chuyên nghiệp, nên việc phải “đánh vật với từng con chữ” để hoàn thành được tác phẩm này thực sự là một thử thách. Có nhiều đoạn trong cuốn tự truyện này cô viết trên máy bay, giữa những chuyến công tác hay viết bằng điện thoại bên lề cuộc họp và cả trên xe ô tô. Tâm huyết của cô cũng được lan tỏa đến những người bạn, cộng sự khi họ giúp chỉnh sửa từng đoạn văn, từng câu chữ để ráp nối thành một cuốn tự truyện mà cô thực sự mong chờ.
Nhiều anh chị cho biết, càng đọc càng thấy thấm thía từng trang sách.


“Ba má của Phương, ba Thanh, má Nụ đã lăn lộn suốt hơn nửa đời người để nuôi dạy 3 chị em và tạo ra cơ ngơi Tân Hiệp Phát cho hàng ngàn gia đình như bây giờ. Những vất vả của má, của ba mà con cái có đôi khi vô tâm, không hiểu. Trải qua nhiều sóng gió, thử thách, biến cố, điều đọng lại tuyệt vời nhất trong Phương bây giờ không phải là cơ ngơi đồ sộ mà là tình thân gia đình. Bạn và Phương, chúng ta đều có gia đình. Gia đình của chúng ta sẽ luôn ở bên chúng ta bất cứ lúc nào, kể cả những khi chúng ta ở tận cùng của nỗi tuyệt vọng.” – chị xúc động khi cùng độc giả điểm lại một số câu chuyện trong cuốn sách.


Câu chuyện khởi nghiệp của CEO Trần Quí Thanh thực sự là động lực cho bất kỳ ai muốn thân tự lập thân. Đồng thời, là cơ hội để từng thành viên THP chia sẻ, thấu hiểu hành trình gian khó nhưng cũng đầy vinh quang của Nhà sáng lập, để từ đó thêm tin yêu và tự hào về những giá trị cao quý được dựng xây bằng nước mắt, mồ hôi và máu của người mở đường.


Là một trong những độc giả đầu tiên, anh Ngô Nguyễn Thế Hưng hứng khởi khi đón nhận ấn phẩm đặc biệt này: “Từ những câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của sếp Thanh, Hưng cảm thấy mình có thể rút ra những bài học cho chính bản thân, đặc biệt là học cách để thành công và trở nên trưởng thành hơn với tuy duy “Mình làm được””.


Share:

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Tân Hiệp Phát bỏ ruồi hay vật lạ vào cũng không được, vì quy trình sản xuất là khép kín

Chủ đề: Thạc Sĩ Trần Ngọc Bích

Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát khẳng định: "Thông tin trên báo chí thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của Tân Hiệp Phát".

Sáng 11/3, thêm một khách hàng tại Đà Nẵng mua sản phẩm của Tân Hiệp Phát là chai sữa đậu nành Soya Number 1 tìm đến Hội bảo vệ người tiêu dùng Đà Nẵng, để phản ánh về việc sản phẩm này bị mốc đen bên trong. 

Chiều cùng ngày, trao đổi với chúng tôi bên lề cuộc họp báo do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát tổ chức, ông Trần Quý Thanh cho biết, phía công ty chưa nhận được phản ánh về vụ việc này. Tuy nhiên nếu nhận được phản ánh, Tân Hiệp Phát sẽ xác minh vụ việc và cần cơ quan điều tra tiến hành điều tra tại sao có chuyện này.

Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ảnh: Nguyễn Thảo

"Hiện tượng mốc là do khâu lưu thông, phân phối quăng, ném, vận chuyển. Là do lỗi của các cửa hàng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, không phải lỗi của công ty Tân Hiệp Phát", ông Thanh khẳng định.

Song ông Thanh cũng cho biết, công ty vẫn có trách nhiệm. Trường hợp nếu hỏng sẽ đổi cho người tiêu dùng. "Tân Hiệp Phát không có quyền đặt điều kiện với cửa hàng", ông Thanh nói.

Ngoài ra, ông Thanh cũng khẳng định, việc sản phẩm của Tân Hiệp Phát bị tố có vật thể lạ thời gian vừa qua không phải do quá trình sản xuất của Tân Hiệp Phát, mà nguyên nhân do Tân Hiệp Phát đang ở "vị trí dẫn đầu nên có sự cạnh tranh không lành mạnh".

"Nhà sản xuất không thể có sơ suất. Chúng tôi có cho nhân viên Tân Hiệp Phát bỏ ruồi hay vật lạ vào cũng không được, vì quy trình sản xuất là khép kín. Chỉ khi sản phẩm ra khỏi nhà máy rồi mới có thể bỏ các vật lạ vào chai", Chủ tịch Tân Hiệp Phát khẳng định.

Ông Thanh cũng cho rằng, nếu quy trình sản xuất của Tân Hiệp Phát không tốt, Tân Hiệp Phát không thể là doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia, và có thời gian tồn tại đến 20 năm trên thương trường.

Ba chai sữa đậu nành Soya Number 1 bị mốc đen bên trong.

"Từ xưa đến nay chúng tôi vẫn kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất, không phải đến lúc xảy ra các vụ việc trên mới kiểm soát. Nếu hôm nay mới kiểm soát thì đâu đạt thương hiệu quốc gia? Đâu có thể là doanh nghiệp đứng đầu? Mà vì đứng đầu mới có sự cạnh tranh không lành mạnh", ông Thanh nói.

Theo đó, ông thách thức, nếu ai bỏ được vật lạ vào dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát chúng tôi sẽ thưởng 500 triệu đồng.

"Thông tin trên báo chí thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của Tân Hiệp Phát. Người tiêu dùng trước đó uống, giờ ngại sản phẩm của Tân Hiệp Phát là vì truyền thông, chứ không phải sự thật, nên phải xem xét lại", ông Thanh cho hay.

Cuối cùng, theo vị Chủ tịch Tân Hiệp Phát, cơ quan báo đài, chính quyền cần có biện pháp bảo vệ, còn không ngành nước giải khát đóng chai có thể bị mất uy tín và bị dẹp bỏ, trong khi ngành này mang về cho nhà nước hàng chục ngàn tỷ và giúp hàng triệu lao động lao động có việc làm.

Nguồn Facebook:  CEO Trần Quý Thanh


Share:

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Cùng tìm hiểu về Doanh nhân Trần Quí Thanh

Cùng tìm hiểu về Doanh nhân Trần Quí Thanh người được xem là một trong những người truyền cảm hứng kinh doanh.
Được thành lập từ năm 1994, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã khẳng định được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng Việt với nhiều sản phẩm uy tín, chất lượng như: Nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr. Thanh, nước trái cây Juicie, sữa đậu nành cao cấp Number 1 Soya, nước uống vận động Active…


Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Tân Hiệp Phát còn tài trợ nhiều chương trình thể thao, xã hội từ thiện, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai bão lụt, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bước vào hành trình tuổi 20, Tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục nỗ lực kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực quản lý, giữ vững những giá trị cốt lõi của công ty và cam kết phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.




Ông Trần Thanh Liêm (bìa phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho Tập đoàn Tân Hiệp Phát


Với những đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội, ông Trần Quí Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước phong tặng.


Dịp này, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng trao hơn 300 triệu đồng để ủng hộ Quỹ vì người nghèo TX.Thuận An, Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh…


Share:

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Vua Trà Việt Trần Quí Thanh ước vọng vươn ra thế giới

Vua Trà Việt Trần Quí Thanh ước vọng vươn ra thế giới
Mỗi năm công ty đồ uống Tân Hiệp Phát do ông sở hữu đều tổ chức một chương trình gala truyền hình phát sóng trên toàn quốc hình ảnh một doanh nhân 64 tuổi hát trên sân khấu cùng các ngôi sao nhạc pop, ban nhạc Rock và những người nổi tiếng khác.


Trong khi đó, 4.000 công nhân, nhân viên được khuyến khích tham dự các cuộc thi tổ chức hàng năm nhờ đó họ sáng tác bài hát, viết thơ về ông. Năm 2015, vị doanh nhân này ghi nhận doanh thu ở mức 500 triệu USD, nổi tiếng ở Việt Nam với tên gọi "Vua trà", BBC viết. 


Ông thành lập Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) năm 1994, cùng thời điểm Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại với Việt Nam. Hiện nay, đây là một trong những tập đoàn sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất tại quốc gia này.


THP bán hơn một tỷ lít đồ uống mỗi năm bao gồm trà xanh, trà thảo mộc, nước tăng lực, nước khoáng và sữa đậu nành tại thị trường nội địa và xuất khẩu đi 16 quốc gia. Ông mong muốn sẽ tăng gấp ba lần sản lượng trong vòng 5 năm tới, nhắm vào các thị trường Mỹ và một số nước khác.




Doanh nhân Trần Quí Thanh (trái) bên dây chuyền sản xuất đồ uống trong nhà máy. Ảnh:THP




Vị doanh nhân này từng có 6 năm sống trong trại trẻ mồ côi khi mẹ mất vì tai nạn ôtô năm 1962. Lúc đó, ông 9 tuổi. Giống như nhiều người dân thời điểm đó, khi trưởng thành, ông sống trong lòng một Việt Nam mang nhiều di chứng, thương tích chiến tranh.


Lớn lên cùng những năm tháng khó khăn của đất nước, ông Thanh được tôi luyện trong gian khó đủ để tuyên bố "không bao giờ sợ hãi" trước bất cứ những thách thức nào đến từ thế giới kinh doanh.


"Phải luôn luôn tấn công, luôn luôn chiến đấu. Bởi vì chúng tôi đã luôn phải đấu tranh suốt nhiều năm trời ròng rã, muốn chiến thắng thì phải chiến đấu", ông nói.


Trần Quí Thanh bắt đầu khởi nghiệp mô hình kinh doanh đầu tiên năm 1976 sau khi tốt nghiệp đại học ở tuổi 23. Thời điểm đó, đất nước mới thống nhất hai miền Nam-Bắc được một năm và nền kinh tế vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.


Để mưu sinh, chàng thành niên bắt đầu sản xuất men để làm bánh mỳ trong phòng khách, sử dụng võng nylon quân đội Mỹ vứt lại làm tấm lọc. Thời điểm đó, tình trạng lạm phát khiến việc sản xuất nấm men không còn khả thi, ông bắt đầu chuyển hướng sản xuất sang đường. 


"Lúc bấy giờ doanh nghiệp tư nhân chưa được khuyến khích. Chúng tôi không có đủ trang thiết bị, kiến thức kỹ thuật hạn chế và gần như không có vốn. Mọi việc đều rất khó khăn. Tuy vậy, hàng hóa thời điểm đó rất khan hiếm nên bất cứ thứ gì sản xuất ra cũng đều được tiêu thụ nhanh chóng. Đó là một điểm tốt", ông cho biết.


Share:

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Ông Trần Quí Thanh đàm phán thất bại giữa Tân Hiệp Phát và Coca-Cola



Ông Trần Quí Thanh đàm phán thất bại giữa Tân Hiệp Phát và Coca-Cola
Trong bài viết có tên ‘How to Invest In Vietnam's Explosive Growth’ (tạm dịch: Làm thế nào để đầu tư vào sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam) đăng trên trang tài chính The Street, ông Trần Quí Thanh – người sáng lập và là CEO của Tân Hiệp Phát đã chia sẻ nhiều chi tiết xung quanh cuộc đàm phán thâu tóm của Coca-Cola.
Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh vẫn tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài trong nỗ lực toàn cầu hóa công ty.




Với khoảng 100 dòng sản phẩm đang bán ở 16 thị trường từ Sudan, Maldives đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Tân Hiệp Phát có thể được coi là một công ty toàn cầu.


Nhưng thực tế, 90% doanh số của nhà sản xuất nước giải khát số 1 Việt Nam vẫn đến từ thị trường nội địa. 10% doanh số từ thị trường quốc tế chưa phải là con số thuyết phục, nếu so với những tham vọng doanh thu ‘tỷ đô’ của gia đình nhà Dr. Thanh.


Mặc dù đang chiếm lĩnh vị trí số 1 tuyệt đối trong ngành trà đóng chai uống liền tại Việt Nam, những câu chuyện truyền miệng về việc bán vốn, bị thâu tóm… vẫn là đề tài nóng khi nhắc đến cái tên Tân Hiệp Phát.


Tiết lộ trên The Street, ông Trần Quí Thanh bất ngờ nói rằng ông đã từng xem xét việc niêm yết công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM (HOSE), nhưng cuối cùng đã không chọn phương án này vì lo ngại việc này sẽ khiến công ty chú trọng quá nhiều vào lợi nhuận ngắn hạn.


"Sự đầu tư và rủi ro cao mà chúng tôi đang thực hiện phù hợp hơn với một công ty gia đình”, Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát và là con gái lớn của ông Thanh chia sẻ. “(Là công ty gia đình - ND), chúng tôi có thể độc lập đưa ra các quyết định. Đây là lúc tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, cho tương lai của hoạt động kinh doanh, chứ không phải là lợi nhuận ngắn hạn”.


Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát có vẻ vẫn đang tìm kiếm một đối tác ngoại, và đã theo đuổi điều này trong nhiều năm qua.


Trần Uyên Phương cho biết cô, em gái (bà Trần Ngọc Bích) và bố đã gặp ‘nhiều, quá nhiều’ các nhà đầu tư để tìm kiếm hướng đi tương lai của công ty. Nhưng hầu hết đơn giản chỉ muốn đầu tư vốn và tạo ra lợi nhuận.


"Những gì chúng tôi cần là một đề xuất cụ thể để giúp chúng tôi đạt được tầm nhìn của mình," Trần Uyên Phương nói.


Tầm nhìn mà phó tướng của Tân Hiệp Phát nhắc tới chính là việc tăng doanh thu lên mức 1 tỷ USD/năm, gấp đôi tỷ lệ hiện tại, trong vòng 4 đến 5 năm tới.


Qua đó, ông Trần Quí Thanh tin rằng sẽ giúp giá trị của công ty đạt mốc 5 tỷ USD.


Để đạt được cột mốc này, ngoài thị trường nội địa đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng, sự đồng hành của một đối tác ngoại có thể giúp Tân Hiệp Phát mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt Nam nhiều hơn so với tỷ lệ 10% hiện nay.


“Nếu chúng tôi đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, thì không phải là vì lý do về vốn”, ông Trần Quí Thanh nhấn mạnh. "Đó là bởi vì chúng tôi muốn một quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một doanh nghiệp mạnh hơn, có sự quản trị tốt hơn, và xuất khẩu các sản phẩm".


Nhắc lại cuộc đàm phán không có kết quả với ông lớn Coca-Cola năm 2011, lần đầu tiên ông chủ Tân Hiệp Phát tiết lộ lý do từ chối và ‘những điều khoản không thể chấp nhận được’.


Share:

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát

Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát chia sẻ về thị trường ngành nước giải khát cuối năm và kế hoạch của tập đoàn trong năm mới.



CEO Tân Hiệp Phát: Người dùng đang nghiêng hẳn sang thức uống sạch. CEO Trần Quí Thanh cho biết mùa Tết là cơ hội để phục vụ hàng triệu người tiêu dùng.


– Ông nhận định thế nào về thị trường giải khát trong năm tới?


– Thị trường sẽ vẫn duy trì mức tăng trưởng kép với khoảng 11%/năm. Sự cạnh tranh sẽ khốc liệt với nhiều thách thức hơn bởi sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa, đơn cử như năm 2016, doanh nghiệp nội có mức tăng trưởng lên tới 11%, ngược lại, các tập đoàn đa quốc gia lại có dấu hiệu thụt lùi.


Năm 2018, xu hướng tiêu dùng cũng sẽ nghiêng hẳn sang các thức uống sạch, có nguồn gốc tự nhiên, không chất bảo quản, màu công nghiệp. 8/10 người tiêu dùng Việt đang sẵn sàng trả thêm chi phí cho thức uống có lợi cho sức khỏe, thân thiện với môi trường và họ cũng đang dùng các sản phẩm này để biếu tặng nhiều hơn trong mỗi dịp Tết.


Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải tập trung phát triển sản phẩm, đầu tư công nghệ, thay đổi phương thức bán hàng để đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng trong mọi lúc, mọi nơi.


– Xu hướng này có tác động gì đến chiến lược phát triển sắp tới của Tân Hiệp Phát?


– Chiến lược phát triển của chúng tôi hiện bám sát với xu thế thị trường. Tân Hiệp Phát đang dẫn đầu thị phần nước giải khát có lợi cho sức khỏe, đồng thời sở hữu nền tảng công nghệ vô trùng Aseptic tối tân với chuỗi 10 dây chuyền sản xuất. Các sản phẩm cũng đang có được sự tương tác lớn nhất với người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ.


Bước vào năm mới, chúng tôi đặt mục tiêu và tầm


Share:

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h