Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

'Khó có gói kích thích riêng cho thị trường bất động sản, các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi gián tiếp từ hạ tầng '

Chuyên gia DKRA dự báo, nếu tình hình không có những biến động nghiêm trọng về dịch bệnh, thị trường bất động sản 2022 sẽ tích cực hơn về cả nguồn cung mới lẫn sức mua. Bên cạnh đó, khi gói kích thích được thông qua, các doanh nghiệp bất động sản sẽ hưởng lợi gián tiếp từ hạ tầng.

Thị trường bất động sản vừa bước sang những ngày đầu tiên của năm 2022, một năm với nhiều hy vọng về sự phục hồi và bùng nổ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam để làm rõ hơn về triển vọng của thị trường.

Thứ nhất, TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hình thành từ ba quận theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Đây là một trong những yếu tố tác động giá bất động sản khu vực này (vốn luôn dẫn dắt thị trường TP.HCM nhiều năm qua) tăng mạnh bất chấp tình hình dịch COVID-19.

Thứ hai, ngày 5/1/2021, chính thức khởi công sân bay quốc tế Long Thành. Đây là sân bay được kỳ vọng thúc đẩy giao thông, kinh tế và là động lực phát triển đô thị, bất động sản các tỉnh lân cận.




Thứ ba, tin đồn gây sốt đất (sân bay Hớn Quản - Bình Phước, Bình Chánh lên quận,…). Tuy nhiên chỉ là các cơn sốt ảo do môi giới hoặc luồng tin không nguồn gốc xác thực.

Thứ tư, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của thị trường, từ nguồn cung mới đến sức mua đều suy giảm so với năm 2020. Điển hình, căn hộ tại TP HCM năm 2021 ước khoảng 15.000 căn, giảm khoảng 15% so với năm 2020 (hơn 17.500 căn). Năm 2020, sức mua trung bình trên nguồn cung mới mỗi quý khoảng 75 - 80% mỗi quý; năm 2021 sụt giảm khoảng 60 - 70% mỗi quý.

Thứ năm, để linh hoạt thích ứng với tình hình mới, nhiều chủ đầu tư đã mở bán dự án bằng hình thức online. Tuy chưa thể hiệu quả bằng hình thức bán hàng trực tiếp, nhưng kết quả rất tích cực và hứa hẹn một xu hướng mới.

Thứ sáu, về cơ bản, mức giá bất động sản nói chung không giảm như nhiều người lo ngại ảnh vì ảnh hưởng dịch bệnh mà vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí tăng nhẹ vì nhiều lý do. Trong đó, có vấn đề về chi phí đầu vào tăng và các dự án ra hàng ở giai đoạn sau thường cao hơn giai đoạn đầu. Đặc biệt, loại hình căn hộ siêu sang đã có những kỷ lục mức giá mới khi lên đến 400 - 500 triệu đồng/m2 (tương đương 20.000 - 22.500 USD).

Thứ bảy, tỷ lệ phân hạng căn hộ vẫn bất ổn, thiếu vắng loại hình căn hộ vừa túi tiền, căn hộ hạng A và hạng sang vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Từ dịch bệnh COVID-19, có thể thấy cần phải tổ chức lại không gian đô thị và nhà ở cho người có thu nhập khiêm tốn (nhà ở vừa túi tiền).

Thứ tám, mô hình đầu tư chia nhỏ bất động sản thông qua ứng dụng công nghệ đang có xu hướng phát triển. Tuy nhiên chưa có khung pháp lý rõ ràng nên chưa có đà để phát triển mạnh, chuyên nghiệp và bài bản.

Thứ chín, bất động sản nghỉ dưỡng bước sang năm thứ 3 đối mặt với nhiều khó khăn thách thức (sức tiêu thụ rất thấp), trong khi các hoạt động du lịch chưa phục hồi do COVID-19 (đặc biệt là khả năng đón khách quốc tế).

Cuối cùng, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm với mức giá kỷ lục làm thị trường "ngỡ ngàng", kéo theo những ý kiến trái chiều.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h