Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

<> Alexa Ranks <>

Hi,

Get top Alexa ranks
https://www.creative-digital.co/product/alexa-rank-service/



Regards
Creative Digital Team







Unsubscribe:
https://mgdots.co/unsubscribe/
Share:

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Giá heo hơi dịp Tết sẽ không tăng quá mạnh, tối đa đạt 60.000 đồng/kg?

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý III, thu nhập bình quân của người lao động ở hầu hết ngành kinh tế bị sụt giảm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Bình quân thu nhập của lao động quý III đạt 5,2 triệu đồng/tháng, giảm 847.000 đồng so với quý trước và giảm 573.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trao đổi với người viết, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết Tết đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ của các gia đình đều tăng song khả năng thanh toán lại phụ thuộc lớn vào thu nhập eo hẹp.

Trong khi, giá hàng hóa vừa chứng kiến cơn bão tăng giá, từ giá xăng dầu, gas đến các mặt hàng thực phẩm.

Giá heo hơi sẽ tăng lên mức 60.000 đồng/kg theo đà của hàng hóa vào dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Giá cả hàng hóa tăng chóng mặt theo giá xăng dầu. (Ảnh: Thời báo Ngân hàng)

"Điều này chứng tỏ giá hàng hóa đang hình thành mặt bằng giá mới, theo chiều hướng tăng, gây bất lợi cho chi tiêu của từng gia đình và làm giảm sức mua xã hội.

Nếu giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm biến động mạnh trong dịp Tết Nguyên đán tạo áp lực lớn cho người lao động có thu nhập thấp, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19", ông Phú nói.

Từ những yếu tố trên, chuyên gia này cho rằng người dân sẽ mua sắm Tết sớm hơn những năm trước.

Do đó, các địa phương, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối cần lưu ý việc chuẩn bị nguồn hàng, kết nối chuỗi cung ứng một cách đều đặn, đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Cùng với gas, bánh kẹo, thực phẩm, thịt heo cũng là mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm bởi từ nguyên liệu này, người Việt có thể chế biến nhiều món ăn cổ truyền trong dịp Tết Nguyên đán.

Hiện, giá heo hơi đang dao động ở mức 43.000 – 46.000 đồng/kg, tăng 15 – 20% so với thời điểm giá chạm đáy vào giữa tháng 10.

Với mức giá này, các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi đã hòa vốn hoặc lãi nhẹ, còn chăn nuôi nông hộ không chủ động về con giống, thức ăn vẫn lỗ.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết hiện thu nhập của người lao động vẫn thấp, đang ở giai đoạn phục hồi nên sức tiêu thụ chưa tăng.

Song, đến dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ tăng nhưng không bằng các năm trước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-dip-tet-se-khong-tang-qua-manh-toi-da-dat-60000-dong-kg-20211116181738129.htm

Share:

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

Việt Tiên Sơn Địa ốc sẽ huy động hơn 300 tỷ đầu tư các dự án ở Hải Dương

 Hiện nay, Việt Tiên Sơn Địa ốc đang triển khai 6 dự án, đều tập trung tại tỉnh Hải Dương.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/xuan-truong-dau-tu-khu-du-lich-hon-1500-ha-tai-hai-duong-20211105111228574.htm

Ngày 10/9 vừa qua, CTCP Việt Tiên Sơn Địa ốc đã tiến hành ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 điều chỉnh, phương án huy động vốn và chiến lược phát triển các dự án của công ty trong thời gian tới.

Cụ thể, doanh thu kế hoạch được điều chỉnh từ 560 tỷ đồng lên 660 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế điều chỉnh tăng từ 30 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, công ty đạt gần 250 tỷ đồng doanh thu và 18,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Bên cạnh đó, công ty dự kiến chào bán riêng lẻ tối đa 30 triệu cp với giá 12.200 đồng/cp để đầu tư các dự án tại Hải Dương (Khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo, Khu dân cư Cầu Yên), mua thêm vốn tại CTCP Việt Tiên Sơn để sở hữu chi phối 95% và bổ sung vốn lưu động.

Trong đó, Khu dân cư Cầu Yên (thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ) do công ty hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Thương mại Quốc tế (Trabico) triển khai, phần vốn Việt Tiên Sơn Địa ốc dự kiến góp là 140 tỷ đồng. 

Việt Tiên Sơn Địa ốc sẽ huy động hơn 300 tỷ đầu tư các dự án ở Hải Dương - Ảnh 1.

Việt Tiên Sơn Địa ốc có kế hoạch hợp tác phát triển Khu dân cư Cầu Yên (thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) với Trabico. (Ảnh: Trabico).

Thời gian thực hiện chào bán riêng lẻ dự kiến diễn ra từ quý IV đến quý II/2022, sau khi được UBCKNN chấp thuận. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế một năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược.

Trong trường hợp số vốn huy động không đủ như dự kiến, HĐQT công ty sẽ điều chỉnh tiến độ dự án và huy động nguồn vốn hợp pháp khác cho dự án.

Share:

Hà Nội sắp xây mới ba tuyến đường gần 2.200 tỷ đồng tại huyện Mê Linh

 Giai đoạn từ nay đến 2025, tại huyện Mê Linh, Hà Nội dự kiến xây mới ba tuyến đường gồm đường Tiền Phong - Tự Lập, đường nối từ đường 23B đi cảng Chu Phan và đường 48 m đoạn từ Yên Vinh đến đường 36 Khu công nghiệp Quang Minh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dau-gia-loat-lo-dat-xay-biet-thu-lien-ke-tai-me-linh-giua-luc-thi-truong-noi-song-20211105083013255.htm

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội gửi HĐND thành phố đề nghị cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, tại huyện Mê Linh sẽ triển khai đầu tư xây dựng mới ba tuyến đường.

Hà Nội sắp xây mới ba tuyến đường gần 2.200 tỷ đồng tại huyện Mê Linh - Ảnh 1.

Điểm đầu tuyến đường 48 m từ Trung tâm hành chính huyện đi Trung tâm văn hóa thể thao huyện Mê Linh. (Ảnh: Hạ Vũ).

Đường Tiền Phong - Tự Lập, huyện Mê Linh có chiều dài 6,2 km, điểm đầu ngã tư cố Ngựa - xã Tiền Phong; điểm cuối nối với đường 48 m từ Trung tâm hành chính huyện đi Trung tâm văn hóa thể thao huyện.

Bề rộng mặt cắt ngang 48 m gồm mặt đường hai bên rộng 30 m, dải phân cách giữa 2 m, hè đường rộng 16 m.

Mục tiêu của dự án là hoàn thiện hạ tầng khu vực, đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội; góp phần kết nối các tuyến đường vành đai (vành đai 3; vành đai 3,5; vành đai 4); kết nối đô thị mới Mê Linh với sân bay Nội Bài và huyện Đông Anh; tạo liên kết chặt chẽ để Mê Linh trở thành vị trí chiến lược trong quá trình phát triển của Thủ đô.

Đây là dự án nhóm B với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 791 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2024.

Thứ hai là xây dựng mới tuyến đường nối từ đường 23B đi cảng Chu Phan, huyện Mê Linh

Dự án có mục tiêu góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng khu vực, hình thành mạng lưới giao thông và hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới Mê Linh kết nối với các khu vực lân cận. Đồng thời rút ngắn quãng đường từ trung tâm hành chính huyện đến khu vực nông thôn phía tây huyện.

Ngoài ra, công trình sau khi hoàn thành sẽ giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường lân cận (quốc lộ 23B, đê tả sông Hồng,...), góp phần giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tuyến đường có chiều dài 8.62 km với điểm đầu giao với đường nối từ quốc lộ 23 B; điểm cuối kết nối với cảng Chu Phan.

Share:

<> Negative SEO Services <>

Hi,

If you ever need Negative SEO Serrvices, we offer it here
https://blackhatsem.co











Unsubscribe:
https://mgdots.co/unsubscribe/
Share:

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Nhiều doanh nghiệp bất động sản KCN phía Nam 'tê liệt' do dịch

 Trong khi quý II hầu hết các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp báo lãi lớn thì kết quả kinh doanh của nhóm này trong quý III có sự phân hóa mạnh. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phía Nam gần như "tê liệt" do đợt dịch lần thứ 4.


Do ảnh hưởng dịch COVID-19, hầu hết các giao dịch đều phải tạm dừng trong quý III, nhất là ở thị trường miền Nam. Các KCN đang hoạt động cũng phải giảm công suất để phòng chống dịch, chưa kể một số KCN có F0.

Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường, giá chào thuê đất công nghiệp tại phía Nam chững lại do dịch và tỷ lệ lấp đầy trong quý không có sự thay đổi so với quý trước.

Thống kê sơ bộ từ một số doanh nghiệp BĐS KCN đã công bố kết quả kinh doanh quý III cho thấy, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai giảm mạnh so với cùng kỳ.

CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP) cho biết, hầu hết doanh thu từ các mảng hoạt động đều giảm trong quý do ảnh hưởng dịch. Các doanh nghiệp trong KCN phải thu hẹp sản xuất, thậm chí một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động do không thể tổ chức thực hiện phương án "3 tại chỗ".

Theo đó, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (LNST) của Tín Nghĩa đều giảm trên 80% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 29,5 tỷ đồng và 6,8 tỷ đồng.

Tương tự tại CTCP Thống Nhất (Mã: BAX), doanh thu thuần và LNST của doanh nghiệp đồng loạt giảm trên 90% so với cùng kỳ khi đạt 18,9 tỷ đồng và 6,8 tỷ đồng.

Theo chia sẻ từ Thống Nhất, doanh nghiệp chưa ghi nhận doanh thu bán đất nền, nhà ở dự án do dịch diễn biến phức tạp. Đồng thời, các doanh nghiệp trong KCN chỉ hoạt động cầm chừng, còn các công trình đang thi công cũng phải tạm ngừng.

Kết quả kinh doanh của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) cũng giảm mạnh do doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu cho thuê đất một lần như cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thuần đạt 37,5 tỷ đồng và LNST đạt 48,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 63,5% và 50,4% so với quý III năm ngoái.




Kết quả kinh doanh quý III/2021 (mặt trước) và 9 tháng đầu năm (click vào ảnh để xem mặt sau).
Một số doanh nghiệp KCN tăng trưởng nhờ mảng BĐS dân dụng

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D) hay CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Mã: IJC) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng bất chấp dịch nhờ mảng BĐS dân dụng.

Trong đó, doanh thu từ dự án Khu dân cư Lộc An tăng mạnh giúp doanh thu thuần và LNST của D2D lần lượt tăng hơn 131% và 152% so với cùng kỳ, đạt 146,7 tỷ đồng và 85,7 tỷ đồng.

Tương tự với CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, Mã: IJC), hoạt động kinh doanh BĐS tăng trưởng cùng doanh thu hợp tác với công ty mẹ giúp doanh nghiệp đạt 82,7 tỷ đồng LNST trong quý III, tương ứng tăng trưởng 28,6% so với cùng kỳ.

Riêng trường hợp CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC), hoạt động cho thuê đất vẫn tích cực trong giai đoạn dịch, biên lãi gộp của doanh nghiệp tăng từ 58% ở cùng kỳ lên 61% trong quý II. Kết quả chung, doanh thu thuần và LNST của doanh nghiệp tăng 84% và 79,2% so với cùng kỳ, lần lượt ghi nhận 162,8 tỷ đồng và 66,5 tỷ đồng.

Theo các chuyên viên phân tích của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Sonadezi Châu Đức là một trong những doanh nghiệp có nhiều dư địa tăng trưởng ở miền Nam trong thời gian tới nhờ chi phí giải phóng mặt bằng trung bình tương đối thấp so với các dự án lân cận.

Dự kiến đến cuối năm nay, Sonadezi còn 334 ha đất đã giải phóng mặt bằng có thể cho thuê và 72 ha đất khu đô thị có thể bán.
Share:

Xu hướng chuyển dịch nợ vay BĐS từ ngân hàng sang trái phiếu

Trước đây, các doanh nghiệp BĐS chủ yếu huy động vốn từ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên kể từ năm 2019, trái phiếu dần trở thành kênh huy động vốn thay thế.

Doanh nghiệp BĐS từng vay vốn ngân hàng dễ

Trước năm 2020, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) chủ yếu vay vốn ngân hàng trung - dài hạn để làm dự án, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nhìn chung vay vốn ở giai đoạn này thuận lợi.

Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu phải mất nhiều thời gian từ lên kế hoạch, tìm công ty chứng khoán tư vấn, môi giới, đưa ra các phương án phát hành, thậm chí tìm trái chủ (bán cho ai?),…

Ngược lại, Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho biết các ngân hàng rất thích cho công ty BĐS vay trong giai đoạn này dù ở khía cạnh vĩ mô BĐS bị cảnh báo có nhiều rủi ro.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/xu-huong-chuyen-dich-no-vay-tu-ngan-hang-sang-trai-phieu-cua-doanh-nghiep-bds-20211020205736518.htm

"Cho công ty sản xuất vay đôi khi tài sản thế chấp là hàng hóa, máy móc,… đến khi siết nợ mất giá đến 80-90% như trường hợp CTCP Thủy sản Bình An (Bianfishco) đã xảy ra.




Còn cho vay BĐS thế chấp bằng đất, khi doanh nghiệp kẹt nợ có bán BĐS hoặc ngân hàng phát mãi tài sản thu hồi nợ nên cho vay công ty BĐS yên tâm hơn công ty sản xuất", TS. Đinh Thế Hiển cho hay.

Nhiều dự án được định giá hàng chục nghìn tỷ đồng được thế chấp ở nhiều nhà băng giai đoạn trước năm 2020 như Khu đô thị Sài Gòn Bình An ở quận 2, nay là TP Thủ Đức, TP HCM.

Đến một thời điểm, các ngân hàng thương mại nhận thấy dư nợ BĐS quá lớn và các doanh nghiệp BĐS bị chôn vốn, phần lớn ở những dự án có pháp lý chưa chuẩn hoặc mua những dự án có vướng đất công. Xuyên suốt những năm 2017-2019, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) liên tục kiến nghị tháo gỡ pháp lý các dự án BĐS khi chủ đầu tư đã bỏ ra số vốn rất lớn.

Từ năm 2019, NHNN bắt đầu ra chỉ thị siết chặt huy động vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Việc giảm tỷ lệ cho vay khiến các NHTM không còn dư địa cho các công ty BĐS vay trung dài hạn.

Hệ quả là các công ty BĐS buộc phải huy động vốn từ những kênh khác. Trong đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu bùng nổ từ cuối năm 2019.
Share:

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h