- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 48,860 JPY/thùng - giảm 150 JPY so với phiên ngày hôm qua
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h05 ngày 7/10/2021
Tên loại
Kỳ hạn
Sàn giao dịch
Giá
%thay đổi
Đơn vị tính
Dầu thô
Giao tháng 1/2022
Tokyo
48,860
-2,47
JPY/thùng
Giá dầu Brent
Giao tháng 11/2021
ICE
80,1
-0,49
USD/thùng
Dầu Thô WTI
Giao tháng 10/2021
Nymex
77,1
-0,52
USD/thùng
Giá dầu giảm gần 2% vào thứ Tư sau khi chạm mức cao nhất trong nhiều năm, do tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng làm giá dầu giảm trở lại sau những đợt tăng chóng mặt gần đây.
Đợt tăng giá dầu thô mới nhất được củng cố bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh từ chối tăng sản lượng và lo ngại về nguồn cung năng lượng thắt chặt trên toàn cầu.
Hôm thứ Hai, Nga và các đồng minh khác, được gọi là OPEC +, đã chọn kế hoạch tăng dần sản lượng và không đẩy mạnh hơn nữa khi Mỹ và các quốc gia tiêu dùng khác đang thúc giục.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 2,3 triệu thùng trong tuần trước, so với kỳ vọng giảm nhẹ 418.000 thùng, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.
Đáng chú ý, sản lượng của Mỹ đã tăng lên 11,3 triệu thùng/ngày, phục hồi sau đợt đóng cửa liên quan đến bão cách đây hơn một tháng để phục hồi gần mức cao nhất của đại dịch nhưng vẫn còn xa kỷ lục 13 triệu thùng/ngày được thiết lập vào năm 2019.
Vào tháng 7, khi TP HCM và Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, giá heo dao động ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg, giảm 20 – 30% so với đầu năm nhưng người dân vẫn phải mua giá heo với giá đắt đỏ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những ngày qua, giá heo hơi trên cả nước liên tục giảm sâu và chạm đáy 2 năm.
Theo khảo sát ngày 5/10, giá heo hơi 3 miền dao động 38.000 – 47.000 đồng/kg, giảm 40 – 50% so với tháng 1. Tuy nhiên, giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là TP HCM.
Trao đổi với người viết, chị Huỳnh Thị Ngọc Như, người dân ở Quận Gò Vấp, TP HCM cho biết: "Hiện, nhiều chợ, siêu thị ở TP HCM đã hoạt động trở lại, việc mua thịt không còn khó khăn nhưng giá thịt heo vẫn ở mức cao 130.000 – 160.000 đồng/kg, không thay đổi nhiều so với thời điểm TP mới giãn cách.
Có lúc, gia đình tôi phải thay thế bằng nguồn protein khác như cá, gà, vịt để cân đối chi tiêu", chị Như nói.
Gần đây, cả hai TP lớn đều nới lỏng giãn cách nhưng giá thịt heo ở TP HCM vẫn neo ở mức cao dao động ở mức 130.000 – 160.000 đồng/kg. Trong khi tại Hà Nội giá thịt heo chỉ còn 80.000 – 120.000 đồng/kg, giảm 30.000 – 40.000 đồng/kg so với tháng 7.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở Hà Nội và TP HCM đều giảm mạnh nhưng điểm khác biệt là Hà Nội có thể tự chủ 80 – 90% thịt heo trong khi TP HCM chỉ tự túc được 5 – 10%, còn lại phải nhập thịt heo ở các tỉnh lân cận.
Trong khi, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở TP HCM và tỉnh ĐBSCL, việc vận chuyển khó khăn nên chênh lệch giữa giá xuất chuồng - giá bán lẻ và giá thịt heo ở các địa phương.
Đơn cử như việc tỉnh Kiên Giang, An Giang không chấp nhận mẫu PCR giữa các tỉnh dù vẫn còn hiệu lực, lái xe phải test mẫu mới trong khi tỉnh Hậu Giang bắt hàng phải sang xe. Tất cả những yếu tố này làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn cao.
Chênh lệch giữa phố lớn và tỉnh lẻ
Giá thịt heo không chỉ phân hóa ở 2 miền Nam – Bắc mà ngay cả những tỉnh lân cận cũng có sự chênh lệch lớn.
Cụ thể, giá thịt heo tại Hà Nội chỉ còn 80.000 – 120.000 đồng/kg trong khi các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, giá thịt heo giảm sâu xuống mức 65.000 - 80.000 đồng/kg, thấp hơn 15.000 - 40.000 đồng/kg.
Anh Trần Vương, tiểu thương tại chợ 337 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết khi Hà Nội bắt đầu giãn cách, giá thịt heo cao ở mức 120.000 – 160.000 đồng/kg bởi có một số lò mổ giảm công suất hoặc không được hoạt động, các chợ truyền thống cũng hạn chế người bán. Do đó, người bán ít, hàng ít thì giá tăng là lẽ đương nhiên.
Đến tháng 12/2020, CTCP Đầu tư Tập đoàn Tân Á Đại Thành (thành viên thuộc Tập đoàn Tân Á Đại Thành) là một trong 12 nhà đầu tư có tên trong danh sách đủ năng lực tham gia đấu giá theo lô cổ phần của CTCP Đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang để đầu tư Khu du lịch sinh thái Bãi Chén - huyện Kiên Hải và Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc.
Đầu năm nay, Tân Á Đại Thành đã tài trợ lập quy hoạch 1/500 KĐT Tường Vân 2 tại TP Quy Nhơn. Vào giữa tháng 8, doanh nghiệp tiếp tục đề xuất đầu tư và tài trợ kinh phí lập quy hoạch Khu đô thị Meyhomes Tịnh Long hơn 76 ha ở xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi.
Tại Đắk Lắk, doanh nghiệp đã đề xuất làm ba dự án nhà ở, gồm Khu nhà ở thương mại Tây Nam hồ Lắk (huyện Lắk); Khu nhà ở thương mại trung tâm thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk) và khu đô thị trung tâm hành chính mới Ea Kar tại thị trấn Ea Kar (72 ha, 2.700 tỷ đồng).
Theo trang Oilprice, ngân hàng Bank of America, giá khí tự nhiên tăng mạnh do thời tiết lạnh giá và nhều hãng hàng không hoạt động trở lại có thể đẩy giá dầu thô lên 100 USD/thùng. Điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo.
Trong một báo cáo công bố cuối tháng 9, ngân hàng này dự đoán rằng giá dầu thô có thể đạt 100 USD / thùng trong vòng 6 tháng tới nếu một mùa đông năm nay lạnh hơn bình thường, đây có thể là động lực quan trọng nhất của thị trường năng lượng toàn cầu trong những tháng cuối năm.
Bank of America cho rằng xác suất giá dầu chạm 100 USD/thùng là hoàn toàn có thể xảy ra, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu do áp lực lạm phát cao.
Việc chuyển đổi từ khí sang dầu do giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục có thể thúc đẩy nhu cầu dầu bổ sung, đặc biệt là dầu diesel.
Bên cạnh đó, mùa đông lạnh hơn bình thường cũng sẽ đẩy nhu cầu năng lượng và giá cả lên cao hơn, trong khi việc mở lại biên giới Mỹ, cho phép người dân đi lại giữa các quốc gia sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhiên liệu máy bay.
Các nhà phân tích của Bank of America cho rằng: “Nếu tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau, giá dầu có thể tăng vọt và dẫn đến một đợt áp lực lạm phát thứ hai trên toàn thế giới”.
Khi giá dầu vượt mốc 80 USD/thùng, lo ngại về lạm phát dai dẳng trên khắp thế giới càng được đẩy lên khi giá hàng hóa tăng cao.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam và lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước đã kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, thậm chí là thua lỗ.
Cụ thể, như Công ty Dệt may Thành Công (Mã: TCM), theo kết quả kinh doanh được công bố doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng, giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước.
Lỗ sau thuế hơn 282.400 USD, khoảng 6,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD, tương đương 22,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên trong năm 2021 Dệt may Thành Công báo lỗ do dịch bệnh phức tạp.
Chia sẻ với người viết, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công, cho biết: "Việc sản xuất "3 tại chỗ" chi phí quá cao, trong khi bị giới hạn người lao động không quá 50% trong tổng số hơn 6.500 lao động nên công suất hoạt động của công ty không thể cao.
Từ đó, sản lượng bị sụt giảm đã dẫn đến việc công ty lỗ trong tháng 8 vừa qua và vấn đề mệt mỏi của doanh nghiệp là dòng tiền không thu về được thì cũng không thể trả lương cho người lao động và các chi phí khác".
Dệt may Thành Công là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may đi hầu hết các nước trên thế giới, trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 32%, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm khoảng 28%, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo chiếm khoảng 12%.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, với công suất sụt giảm, việc thực hiện các đơn hàng bị trì hoãn, giãn tiến độ. Có những trường hợp không được chấp nhận, đối tác đã hủy đơn hàng dù doanh nghiệp đã mua đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất nhưng do thời gian giao hàng gia hạn quá lâu nên buộc họ phải hủy.
Với Công ty Việt Thắng Jean, doanh nghiệp này cũng đối diện tình cảnh tương tự khi các nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai phải ngưng sản xuất do mô hình "3 tại chỗ" không hiệu quả, điều này đã khiến doanh thu của công ty trong các tháng vừa qua hoàn toàn bằng con số 0.
"Kinh doanh thời trang là mặt hàng có thời vụ nên khi các nhà máy dừng hoạt động, công ty không thể giao hàng đúng kế hoạch dù có đưa một số đơn ra miền Trung, miền Bắc nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì dịch bệnh", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc công ty Việt Thắng Jean chia sẻ.
Đây không phải là câu chuyện của riêng các doanh nghiệp mà thực tế đó là tình trạng chung của toàn ngành hàng khi số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.
Nhưng đơn hàng không sợ thiếu
Trải qua hơn hai tháng sản xuất gặp khó khăn vì dịch bệnh làm cho các doanh nghiệp trở nên kiệt sức. Thực tế này khiến các đơn vị rất mong chờ thời điểm tái hoạt động, dù ở trạng thái "bình thường mới".
Theo ông Trần Như Tùng, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.
"Hiện tại đơn hàng của TCM đã trải dài đến hết năm nay và kéo sang quý I/2022, đơn hàng giờ không dám nhận thêm chứ không sợ thiếu. Với TCM dự kiến doanh thu sẽ thực hiện được ở mức 85-90% mục tiêu đề ra dựa trên kịch bản khả quan là kinh tế mở cửa trở lại đúng kế hoạch", Chủ tịch TCM chia sẻ.
Phân tích cụ thể nhận định này, ông Tùng cho biết dù hiện một số đối tác rục rịch chuyển đơn hàng sang các nước nhưng khách hàng vẫn sẽ nhìn vào kế hoạch mở cửa nền kinh tế.
Do đó, nếu TP HCM và các tỉnh, thành mở cửa trở lại, khả năng khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với doanh nghiệp Việt Nam, còn nếu việc giãn cách còn kéo dài lâu hơn thì không biết tình hình sẽ thế nào.
"Bởi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu sắp bước vào mùa cao điểm bán hàng là dịp Noel và Tết Dương lịch nên bây giờ mình làm còn kịp chứ chậm hơn nữa sẽ không kịp làm hàng cho họ bán, buộc họ sẽ chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác", ông Trần Như Tùng cho hay.
Cũng trong tháng 9, Bộ Công thương đã thông báo việc TTKT giữa Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), CTCP Đô thị AMATA Biên Hòa (Amata Biên Hòa) và Sumitomo Corporation (Nhật Bản).
Theo đó, VSIP, Amata Biên Hòa và Sumitomo Corporation có kế hoạch thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên (công ty liên doanh) để cùng nhau hợp tác đầu tư, xây dựng và phát triển và vận hành một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
VCCA cho biết, VSIP và Amata Biên Hòa hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dự án phát triển khu công nghiệp. Còn Sumitomo Corporation là tập đoàn lớn của Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực gồm khu công nghiệp, kinh doanh logistics, ô tô, thép, sản xuất hàng may mặc, nông nghiệp,… bao gồm cả phát triển và quản lý bất động sản, điều phối và vận hành các dự án đô thị và khu công nghiệp.
Siêu thị FujiMart thuộc FujiMart Vietnam Retail LLC - “đứa con chung” của Tập đoàn BRG và Sumitomo Corporation. (Ảnh: Kinh tế tập đoàn).
Mới đây nhất, vào tháng 8/2021, tại Phú Thọ, Bất động sản Mỹ trúng thầu dự án Khu nhà ở đô thị Hùng Sơn (thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao) với tổng vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng.
Còn Công ty TNHH Oleco-Nq được thành lập vào tháng 5/2018, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và nhà ở. Trụ sở doanh nghiệp tại thôn 7, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Người đại diện theo pháp luật hiện tại kiêm Tổng giám đốc công ty là bà Nguyễn Chi Mai (sinh năm 1991).
Tại thời điểm cuối tháng 9/2018, công ty có vốn điều lệ hơn 482 tỷ đồng. Cơ cấu góp vốn gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Quang sở hữu 76%, tương đương hơn 366 tỷ đồng, 24% còn lại (gần 116 tỷ đồng) là phần vốn của CTCP Bất động sản Bạch Đằng.
Ranh giới nghiên cứu dự án. (Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).