Hiện nay, nợ của chính phủ bằng 52% GDP tương đương khoảng 50% mức trung bình khoảng của các nước được xếp hạng Ba. Moody's cho rằng mức tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam sẽ giúp hỗ trợ giữ ổn định nợ ở mức này.
|
Moody's: Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp ổn định mức nợ Chính phủ của Việt Nam (Ảnh minh hoạ) |
Mới đây ngày 21/8, hãng Moody's đã đưa ra nhận định cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm tới và qua đó hỗ trợ ổn định mức nợ Chính phủ.
Sự tăng trưởng sẽ được hỗ trợ bởi khả năng gia tăng cạnh tranh của nền kinh tế, dòng chảy thương mại lành mạnh và nhu cầu tiêu dùng lớn. Tuy nhiên, những rủi ro hệ thống ngân hàng và việc dễ biến động phá vỡ chu kỳ ổn định của thị trường tài chính vẫn là một hạn chế đối với việc mở rộng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Kết luận của Moody's được công bố cùng với báo cáo "Chính phủ Việt Nam: Câu hỏi thường gặp về triển vọng tăng trưởng, thương mại và nợ chính phủ".
Báo cáo cho biết đầu tư là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế 6% được ghi nhận trong thập kỷ qua của Việt Nam. Nhưng năng suất lao động ngày càng tăng sẽ trở thành nhân tố chủ đạo khi nền kinh tế chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn và vai trò của khu vực tư nhân tăng lên.
Những cải tiến cạnh tranh này, cùng với sự kết hợp của dòng chảy thương mại lành mạnh và nhu cầu tiêu dùng lớn sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,4% trong giai đoạn 2018 - 2022, gần gấp đôi mức tăng trưởng trung bình 3,5% của các nước xếp hạng Ba3 (như Việt Nam).
Trong khi đó, ảnh hưởng của tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ (xếp hạng Aaa, ổn định) và Trung Quốc (A1, ổn định) có thể gây bất lợi cho Việt Nam nếu thuế quan được mở rộng sang các sản phẩm trong chuỗi cung ứng điện thoại di động. Thứ mà Việt Nam đang tập trung sản xuất hoặc ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác có quan hệ với Việt Nam như Hàn Quốc (Aa2 ổn định).
Tuy nhiên cũng có thể xem xét ở một phần kịch bản khác khi cho rằng Việt Nam có thể sẽ giành được lợi thế từ việc phân hóa thị phần đối với các sản phẩm ở cuối của chuỗi giá trị, chẳng hạn như hàng dệt may.
Tăng trưởng tín dụng nhanh trong các giai đoạn trước đó đã làm suy yếu khả năng thanh toán và tăng rủi ro dự phòng cho các ngâng hàng. Trong khi cơ cấu tín dụng đang dịch chuyển dần sang mảng rủi ro thấp thì tăng trưởng tín dụng vẫn vượt qua tốc độ được đảm bảo bởi xu hướng tài chính.
Khi mà Moody's vẫn cho rằng hệ thống ngân hàng là nguồn rủi ro chính thì rủi ro hệ thống lại góp phần vào việc hạ bậc xếp hạng của Việt Nam trong năm 2012.
Hiện tại, mức đánh giá tín dụng cơ bản trung bình cho 16 ngân hàng Việt Nam đã cải thiện từ b3 lên b2 chủ yếu do cải thiện chất lượng tài sản, ổn định vốn hóa và tăng trưởng lợi nhuận.
Với 52% GDP, nợ của chính phủ hiện nay đang bằng khoảng 50% mức trung bình khoảng của các nước được xếp hạng Ba. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp ổn định nợ ở mức này. Hơn nữa, cơ cấu nợ đã được cải thiện, với các khoản đáo hạn kéo dài và tỷ trọng nợ ngoại tệ giảm đang hạn chế rủi ro của Việt Nam đối với các cú sốc tài chính.