Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
Phim điện ảnh Việt với nhiều điiều thú vị
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
Kết quả xổ số vietlott hôm nay 22/2 hấp dẫn giải thưởng 300 tỷ
Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018
Bài hát "Ngọn lửa của cha" - CEO Trần Quý Thanh
Một buổi chiều, tan giờ làm, tôi ghé qua chỗ anh bạn làm đồ họa, thiết kế tán gẫu. Vừa mở cửa, tôi thấy trong căn phòng ấm cúng vang ra giọng hát khàn đục, với giai điệu khá đẹp, được đệm bằng những nhịp guitar mộc luyến láy, phách nhịp khá ổn.
Đó là một giọng nam hơi vỡ, khá mỏng, khi lên cao bị đuối, khàn khàn. Nhưng, ẩn chứa trong từng câu chữ, lại thấy sự già dặn, từng trải. Và mỗi ca từ được cất lên, như là một sự gửi gắm, hoài niệm, trải lòng đầy tâm trạng.
Tiểu sử doanh nhân Trần Quý Thanh:
Bài hát này cũng vậy, hình như tôi chưa từng nghe, và cũng không biết nên xếp nó vào thể loại nhạc gì?!? Cuối buổi chiều mênh mang, tôi chỉ có cảm giác bài hát làm lòng mình lắng lại đôi chút, và trong đầu, thấp thoáng hiện lên hình ảnh người cha ở quê chắc giờ đang đi tập thể dục buổi chiều.
- "Của ông Trần Quý Thanh đấy! Nghe ổn không?"- anh bạn cắt ngang mạch suy tư của tôi. " Trần Quý Thanh nào? Tên nghe quen quen mà là lạ" - Tôi hỏi lại anh bạn. "Thì ông Dr.Thanh ấy. Thấy thế nào?".
Tôi hơi sững sờ một chút. Quả là tôi không có mấy thiện cảm với ông Dr.Thanh này ngoài đời thật. Đấy là cảm giác thôi. Khi ít có dịp tiếp xúc, người ta vẫn tự cho mình cái cảm giác được yêu, ghét ai đó. Nhưng khi thưởng thức nghệ thuật mà áp cái cảm giác ấy vào thì không được "đàng hoàng" lắm. Tôi nghĩ vậy.
Sau khi ngẫm nghĩ một lát, tôi trả lời anh bạn: "Nếu bài vừa rồi do chính ông Thanh thể hiện thì tôi nghĩ cũng ổn. Một doanh nhân, kẻ "tay mơ" về âm nhạc mà suy tư và hát được như vậy là "đủ dùng" rồi".
Tôi chỉ muốn dùng từ "đủ dùng", theo cái nghĩa, bài hát đó "nghe được" cả về nội dung, kết cấu, ca từ, nhịp điệu lẫn giọng ca của tác giả.
Đủ dùng nghĩa là người ta có thể hát trước đám đông, trước người thân, bè bạn. Người nghe ở đó chỉ thả hồn theo cảm xúc chứ không nghênh tai lên để xem nốt cao, nốt thấp, lúc lên, lúc xuống thế nào.
Anh bạn cho tôi xem trang cá nhân của ông Thanh, có nói về hoàn cảnh ra đời và đầy đủ phần lời của bài hát Ngọn lửa khát vọng của cha. Tác giả cho biết, ông sáng tác khi nhớ về cha mình. Nhưng không hiểu sao, khi nghe tôi lại thấy ở đó là sự giãi bày cảm xúc bản thân nhiều hơn.
Trong bài hát mặc dù có nhiều đoạn nói về nỗi nhớ cha, về lời cha dặn, nhưng, tôi nghe và thấy điều tác giả gửi gắm lớn hơn nhiều. Đó vừa như sự đúc kết cảm xúc của bản thân qua một chặng dài những chông gai xen lẫn lung linh hào quang, ánh sáng. Vừa là lời nhắn nhủ với bản thân và đứa con thân yêu của mình.
Và bài hát cất lên, hình ảnh người cha trong đó đóng vai trò là chỗ dựa, là liều thuốc tinh thần để tác giả vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn trước mắt. Ông muốn truyền lại cho thế hệ nối tiếp điều đó.
Bài viết liên quan:
Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
Trần Ngọc Bích – Chữ Hiếu giữa thương trường khốc liệt (Trần Uyên Phương)
Cuộc trò chuyện vào sáng thứ bảy, ở một quán cà phê bên cạnh hồ bán nguyệt Phú Mỹ Hưng với Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, chúng tôi không nói nhiều về nước giải khát mà xoay quanh quyển sách "Chuyện nhà Dr Thanh" vừa xuất bản và câu chuyện về bà Nụ, người mẹ của cô doanh nhân học Đại học Harvard (Mỹ) .
CHỦ ĐỀ: Trần Ngọc Bích - Giám đốc Tân Hiệp Phát
Ít ai biết rằng, trước thời điểm Tập đoàn Tân Hiệp Phát chìm nổi trong sóng gió thì gia đình Dr Thanh đã có một biến động lớn khi bà Nụ, mẹ của Trần Uyên Phương bị đốn ngã bởi cơn đột quỵ phải nằm một chỗ. Kế tiếp, khi vừa đứng dậy thoát sinh tử trong gang tấc thì bà tiếp tục phát hiện mình bị ung thư. Bà Phạm Thị Nụ, mẹ Trần Uyên Phương là một trong những người phụ nữ có vai trò quan trọng trong tập đoàn Tân Hiệp Phát lẫn ngôi nhà của gia đình Dr Thanh. Bà có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến ông Thanh lẫn cô con gái lớn là Uyên Phương mà ông Thanh vốn đặt nhiều kỳ vọng.
Nói về bạn bè, học hành, về ba thì Uyên Phương sôi nổi đầy hào hứng, nhưng khi bắt đầu hỏi về Mẹ, mắt Uyên Phương bắt đầu ngấn nước mắt.
Trong tất cả những biến động của Tân Hiệp Phát, Trần Uyên Phương luôn xuất hiện cùng với ông Thanh, ba mình, như một cánh tay đắc lực. Và trong quyển sách Chuyện nhà Dr Thanh của mình mới đây, cô cũng dành gần 200 trang viết về ba. Từ thời trai trẻ, những sai lầm, tình trường lẫn thương trường và cả những trận đòn sinh tử của ba khiến cô phải nhập viện… đều được kể. Uyên Phương thú nhận: "Ba luôn là hình mẫu của tôi, không chỉ là người thầy khó tính, ba còn là người bạn tri kỷ". Quyển sách viết về gia đình nhưng ba là nhân vật chính đầy ý nghĩa mà cô dành tặng cho ba mình. Mẹ chỉ vỏn vẹn hơn 10 trang, quá ít so với 210 trang sách. Phải chăng "con gái thương cha" nên mẹ chỉ là phần vơi hơn trong lòng cô?
Trả lời câu hỏi này, Uyên Phương tâm sự: "Cuộc sống của tôi tràn đầy hình ảnh má. Nhưng viết về má thật là không dễ. Người ta thường nói, con gái thương ba hơn thương má, nhưng thật ra phần lớn câu chuyện của ba là do chính má kể. Má tuy có vẻ ít được biết đến nhiều như ba, nhưng vai trò của má không hề nhỏ. Vào ngày đưa má vào bệnh viện cấp cứu vì đột quỵ, ba tôi là người sốc nhiều nhất. Chỉ với câu ba nói: "Nếu má có chuyện gì ba sẽ không còn động lực để tiếp tục chiến đấu", là đủ biết má tôi là người quan trọng không chỉ với con cái mà với chính ba tôi đến dường nào."
Bà Nụ, sinh ra trong một gia đình Công giáo. Thời trẻ bà là cô gái nhan sắc nổi tiếng, thông minh, tháo vát. Suốt nhiều năm tháng bà là tay hòm chìa khóa của công ty, giao tiếp đối nội, đối ngoại một tay bà đảm trách.
Là người sát cánh cùng mẹ trong những chuyến chuyển viện liên tục, hết bệnh viện VN, Singapore, Thái Lan rồi đến Nhật, Uyên Phương chứng kiến má mình chiến đấu vượt qua sinh tử, chứng kiến từng sợi tóc rụng sạch trên mái đầu của bà cho đến khi từng sợi tóc mới hồi sinh. Uyên Phương tâm sự, ba là người thầy dạy cô về lãnh đạo, về những bài học thương trường thì má chính là người dạy cô về sự kiên cường, nhẫn nại.
Trên màn hình điện thoại Uyên Phương, tấm ảnh được cô cài đặt tự động là ảnh cô chụp cùng mẹ. Đó là tấm ảnh bà Nụ với nụ cười nhẹ nhõm và mái tóc lơ phơ mỏng manh đã hồi sinh trở lại sau những chặng đường gian nan vượt qua những lần phẫu thuật, hóa trị rồi xạ trị ung thư.
"Má rất ít nói về chính mình. Nhưng cách má vượt qua những khó khăn thắt ngặt của đời mình là quá lớn đối với chị em tôi". Phương nhớ lại thời gian bà Nụ bị quật ngã bởi bệnh tật. Sau hơn 12 tiếng đồng hồ bất tỉnh, im lìm trên chiếc giường cấp cứu trắng toát, bà tỉnh lại nhưng nửa người đã liệt không còn cử động được nữa. "Khi tỉnh dậy, trong cơn bão lòng bao trùm của cả mấy cha con, má chỉ nói "Má không sao đâu!". Những bài tập dành cho người liệt như má dù khó đến mấy má cũng từ chối các sự trợ giúp với thái độ dứt khoát: "Để má tự làm". Rồi khi vừa vượt qua cánh cổng sinh tử của cơn đột quỵ, má tôi đón nhận kết quả sinh thiết ung thư với ý chí mạnh mẽ là "Má sẽ vượt qua được".
Ở cả hai vai, đứng sau lưng ba vượt qua các các cơn bão sống còn của công ty gia đình và bước đi cùng mẹ qua con đường gập ghềnh của sinh tử, ở cô gái trẻ này đã ít nhiều có những biến chuyển trong suy nghĩ.
Sinh tử của má và sự sống còn của công ty mà cả gia đình dày công gầy dựng, khi đứng giữa những khó khăn cùng môt thời điểm Phương học được điều gì?
Trả lời câu hỏi này, Phương chia sẻ: "Mọi việc khó khăn trong gia đình và ngoài công ty cũng xảy ra cùng lúc nên lúc đó mọi thành viên trong nhà chạy như thoi. Khi má rơi đối diện sinh tử, mỗi thành viên trong gia đình gắn kết lại với nhau chặt chẽ hơn. Lúc đó mới cảm nhận được, cái gì là thành công, tiền bạc không còn quan trọng, mọi người còn có nhau, gắn kết với nhau đã là hạnh phúc".
Tử vi hôm nay 31/1 của 12 cung hoàng đạo có gì hot?
Góc khuất dữ dội để trở thành một doanh nhân của nhần Trần Quí Thanh
250 trang sách đã hé lộ phần nào tuổi thơ dữ dội của Tổng Giám đốc Trần Quí Thanh, bắt đầu từ cái ngày ngồi bên xác mẹ, cánh cửa bình yên cũng dần khép lại. Cuốn sách dẫn dắt người đọc qua từng quãng đường thăng trầm của ông.
Tài liệu tham khảo:
Từ một cậu bé lớn lên trong vùng an toàn dưới vòng tay mẹ, chỉ cần một cái lật sang trang, đã nhảy vào một cuộc chiến "sinh tồn" – nơi mà người ta sẽ thấy một doanh nhân Trần Quí Thanh hà khắc, lạnh lùng mà nghĩa hiệp, một cái uy hùng dũng khiến người xung quanh phải nể sợ, đang lèo lái con thuyền THP ra biển lớn.
Nhưng đó chỉ là hình ảnh của hiện tại mà ít ai biết được rằng nó là kết quả của những năm tháng tuổi trẻ ngông cuồng, ngổ ngáo, dám làm những chuyện chẳng ai ngờ.
Cuốn tự truyện "Chuyện Nhà Dr. Thanh" là món quà đầy yêu thương mà Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương dành tặng Cha – Tổng Giám đốc Trần Quí Thanh nhân Ngày của Cha (18/6) và Ngày Gia đình Việt Nam 2017. Chia sẻ lý do thực hiện món quà đặc biệt này tại buổi ra mắt, Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương xúc động: "Từ sau trận đau bệnh "thập tử nhất sinh" của má, Phương chợt nhận ra rằng: Nếu như bạn muốn làm điều gì đó cho những người sinh thành ra mình, thì hãy làm ngay khi còn có thể. Bởi biết đâu một ngày, bạn sẽ không còn có cơ hội làm điều đó. Nghĩ vậy Phương càng quyết tâm hơn theo đuổi việc sẽ làm một món quà gì đó thật ý nghĩa để tặng ba má. Phương đã dành đến gần 10 năm để thu thập tư liệu và bắt đầu đặt bút viết tự truyện này cách đây 3 năm."
Tại buổi giao lưu và kí tặng sách nội bộ vào ngày 15/6, các thành viên THP cũng có dịp được nghe kể những câu chuyện ít ai biết, đó là những lần CEO phải "đứng trước chân tường". Và cứ mỗi lần như vậy, lại là một lần CEO vươn lên mạnh mẽ với tinh thần "Không gì là không thể" để từ đống sắt vụn đã dựng lên cả Tập đoàn THP với nhiều dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới về công nghệ chế biến đồ uống, và rồi THP trở thành doanh nghiệp Việt sản xuất nước giải khát hàng đầu trên cả nước.
Nguồn trang cá nhân về doanh nhân Trần Quí Thanh:
Tâm huyết với cuốn sách, Phó Tổng Giám đốc cho biết vốn là người làm kinh doanh, không phải dân viết chuyên nghiệp, nên việc phải "đánh vật với từng con chữ" để hoàn thành được tác phẩm này thực sự là một thử thách. Có nhiều đoạn trong cuốn tự truyện này cô viết trên máy bay, giữa những chuyến công tác hay viết bằng điện thoại bên lề cuộc họp và cả trên xe ô tô. Tâm huyết của cô cũng được lan tỏa đến những người bạn, cộng sự khi họ giúp chỉnh sửa từng đoạn văn, từng câu chữ để ráp nối thành một cuốn tự truyện mà cô thực sự mong chờ.
"Ba má của Phương, ba Thanh, má Nụ đã lăn lộn suốt hơn nửa đời người để nuôi dạy 3 chị em và tạo ra cơ ngơi Tân Hiệp Phát cho hàng ngàn gia đình như bây giờ. Những vất vả của má, của ba mà con cái có đôi khi vô tâm, không hiểu. Trải qua nhiều sóng gió, thử thách, biến cố, điều đọng lại tuyệt vời nhất trong Phương bây giờ không phải là cơ ngơi đồ sộ mà là tình thân gia đình. Bạn và Phương, chúng ta đều có gia đình. Gia đình của chúng ta sẽ luôn ở bên chúng ta bất cứ lúc nào, kể cả những khi chúng ta ở tận cùng của nỗi tuyệt vọng." – chị xúc động khi cùng độc giả điểm lại một số câu chuyện trong cuốn sách.
Câu chuyện khởi nghiệp của CEO Trần Quí Thanh thực sự là động lực cho bất kỳ ai muốn thân tự lập thân. Đồng thời, là cơ hội để từng thành viên THP chia sẻ, thấu hiểu hành trình gian khó nhưng cũng đầy vinh quang của Nhà sáng lập, để từ đó thêm tin yêu và tự hào về những giá trị cao quý được dựng xây bằng nước mắt, mồ hôi và máu của người mở đường.
Là một trong những độc giả đầu tiên, anh Ngô Nguyễn Thế Hưng hứng khởi khi đón nhận ấn phẩm đặc biệt này: "Từ những câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của sếp Thanh, Hưng cảm thấy mình có thể rút ra những bài học cho chính bản thân, đặc biệt là học cách để thành công và trở nên trưởng thành hơn với tuy duy "Mình làm được"".
Chụp ảnh lưu niệm với tác giả Trần Uyên Phương
Bài viết liên quan:
Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018
Tăng cường cảnh sát ứng trực sau trận thắng U23 Việt Nam - U23 Qatar
Dòng người mang theo cờ đổ ra đường phố trung tâm Hà Nội ăn mừng sau trận thắng của đội tuyển U23 Việt Nam trước U23 Iraq. Ảnh: Giang Huy
Để đảm bảo an ninh trật tự trước và sau trận bán kết giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Qatar chiều 23/1, Công an TP Hà Nội đã đưa ra các kịch bản cho việc giải tỏa giao thông, cứu nạn khi xảy ra sự cố.
Cụ thể, Trung đoàn Cảnh sát cơ động luôn sẵn sàng 100% quân số cho các tình huống khẩn cấp. Các tổ công tác của Trung đoàn sẽ làm việc liên tục từ chiều 23/1 đến sáng 24/1 để phòng ngừa tình trạng cổ động viên quá khích, tổ chức đua xe trái phép.
Chỉ huy Trung đoàn cũng khuyến cáo người dân tham gia giao thông, các cổ động viên thể hiện tình yêu bóng đá văn minh và đúng pháp luật, "đặc biệt nghiêm cấm hành vi đua xe, cổ vũ đua xe trái phép".
Đại diện phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội cũng cho biết, ngoài các tổ công tác thường ngày, phòng sẽ huy động thêm người ở các tuyến phố để phân luồng giao thông căn cứ tình hình thực tế.
"Với kịch bản U23 Việt Nam thắng U23 Qatar, đơn vị sẽ huy động 100% quân số để đảm bảo cho người dân đi lại an toàn nhất", vị này nói.
Sáng cùng ngày, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có công điện chỉ đạo các lực lượng liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi hoạt động cổ vũ của người dân trước, trong và sau trận bán kết giải U23 Châu Á chiều nay.
Phó thủ tướng giao công an phối hợp với thanh tra giao thông và đơn vị khác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Các địa phương kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hoạt động gây mất an ninh trật tự, đặc biệt là hành vi đua xe trái phép, cổ vũ quá khích, trái thuần phong mỹ tục…
Trước đó tối 20/1, sau trận thắng lịch sử của đội Việt Nam trong trận tứ kết với Iraq tại vòng chung kết U23 châu Á, người dân thủ đô đã ra đường hò reo, ăn mừng chiến thắng. Nhiều tuyến phố trung tâm ở Hà Nội, Sài Gòn bị ùn tắc. Cảnh sát cơ động, giao thông, trật tự, công an phường huy động hơn 500 người làm nhiệm vụ nên không xảy ra hiện tượng đua xe trái phép.