Cập nhật thông tin văn hóa xã hội - tin tức hot - tin tức 24h nhanh nhất trong ngày

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 như thế nào?

Hòa trong không khí vui tươi chào đón ngày Hiến Chương nhà giáo, chúng ta cùng ôn lại Lịch sử Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhé!

Lịch sử ngày nhà giáo Việt nam 20/11

 Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Ảnh: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Share:

Tản mạn về Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trong tôi

Ngày nhà giáo Việt nam 20/11 luôn là một ngày có ý nghĩa thiêng liêng với bất kì thế hệ học sinh Việt nào. Bởi, mỗi chúng ta, từ lúc bước chân vào lớp với con chữ ê a, đến lúc trưởng thành với những kiến thức rộng lớn bao la hơn … thì luôn có bóng dáng của thầy cô dạy dỗ, dìu dắt chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe những trải lòng về ngày lễ đặc biệt này nhé.

 >>> Xem thêm: http://vietnammoi.vn/ngay-nha-giao-viet-nam-2011-co-tu-khi-nao-60365.html

Khởi nguồn từ đạo lý truyền thống tôn sư trọng đạo

Theo quan niệm của ông cha xưa kia, cùng với việc nhớ ơn, tri ân cha mẹ là người đã có công nuôi dưỡng, sinh thành và dìu dắt trong bước đường đời, thì người thầy có vị trí vô cùng quan trọng, đó là người được tôn kính đặc biệt trong cộng đồng: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy); "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế người thầy luôn song hành với những bậc sinh thành trong gia đình người Việt, như người lái đò, đưa hết thế hệ này đến thế hệ khác đi qua dòng sông tri thức. Và cũng chính từ điều đó, nên trong ba ngày Tết thiêng liêng không thể không nhắc đến một việc thăm hỏi, chúc tết thầy, mà người xưa gọi "tết thầy" được thực hiện vào ngày mồng 3 Tết.

Đây cũng được xem như đạo lý của người Việt. Theo cố nhà nghiên cứu Hán Nôm - Lâm Giang cho biết, các tài liệu ghi chép của người xưa để lại cho thấy: Tết thầy xưa không chỉ dành riêng cho thầy dạy chữ, những thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng, mà còn được xem là ngày tết của tất cả những bậc thầy trong xã hội. Tết thầy là ngày quan trọng để thể hiện lòng tri ân đối với người đã dạy dỗ, chỉ bảo ta nên người, có cái nghề để nuôi sống bản thân, gia đình… Thế nhưng "Tết thầy" ngày xưa rất đơn giản về vật chất, song về tinh thần thì mang đậm truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. Có người làm ăn phát đạt hoặc đỗ đạt trong chốn quan trường, hoặc "ăn nên làm ra" trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó được người thầy truyền dạy, thì biếu thầy mâm xôi, gà trống thiến, lợn quay, lễ vật đủ loại cao lương mỹ vị. Có người chỉ dắt con cháu đến vấn an thầy, nhưng rất muốn thầy chỉ bảo cho điều hay lẽ phải, để con cháu biết đường ăn ý ở mà đối xử sao cho khỏi lỗi đạo. Ngay cả nhiều người cho dù làm quan tể tướng thì ngày Tết người học trò đến thăm thầy cũng vẫn một lòng tôn sư trọng đạo như thế. Mồng ba Tết, người trưởng tràng đứng đầu hàng môn sinh, không phân biệt tuổi tác, chức vị, vị trí xã hội, thường tụ họp ở gia đình thầy giáo, chúc Tết thầy. Người cao tuổi nhất hoặc người được các bạn đồng môn tín nhiệm nhất thay mặt mọi người đứng lên trịnh trọng thưa với thầy về sự có mặt của học trò lớp mình và chúc thầy trường thọ cùng những điều tốt lành..... cứ như vậy ngày "Mồng ba Tết thầy" đã đi sâu vào văn thơ và các loại hình nghệ thuật dân gian, hiện đại, là nét văn hóa đặc biệt trong xã hội người Việt Nam.

 

Mãi là tình cảm thầy trò cao cả, thiêng liêng

Điều đáng mừng là ngày nay, trong cuộc ống hiện đại, nếp sống con người, cả thầy và trò cũng có khác đi nhưng có một điều không khác là tình thầy trò hầu như vẫn được giữ nguyên nét thuần phong mỹ tục. Cái đẹp của ngày Tết thầy không chỉ được các thế hệ đi trước gìn giữ mà còn được các thế hệ sau kế thừa và phát huy càng trở nên đậm nét hơn.

Những ngày đầu xuân chúng ta vẫn thấy đó đây những cuộc hội ngộ của các học trò tổ chức gặp mặt đầu xuân và không quên đón các thầy cô đã từng dạy mình từ mấy chục năm về trước cùng đến dự để ghi nhớ công lao, để được nghe thầy nói chuyện, và để hồi tưởng lại tuổi học trò một thời cắp sách của mình. Hay những bưu thiếp, những cuộc điện thoại, thậm chí chỉ một tin nhắn chúc tết chân thành vấn an thăm hỏi người thầy cũ...

 

Có thể nói dù đi đâu, bất kể tuổi tác, chức vị trong xã hội, "Tết thầy" vẫn luôn được các thế hệ người Việt ghi nhớ trong lòng…Tuy đây đó "Tết thầy" ngày nay có lúc, có nơi đang dần bị thương mại hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như một số ít người lợi dụng Tết để trục lợi, hối lộ khéo léo mua điểm, mua bằng cấp bằng cách gửi quà "hậu hĩ" coi đó là những "bậc thang" để giúp người ta "leo cao"; khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về lối sống thực dụng của một số kẻ . Nhưng rất may hiện tượng tiêu cực kể trên chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh" vốn dĩ ngon ngọt của bữa cơm đạo lý.

Ngày mồng ba "Tết Thầy" nữa đã đến, đây chính là dịp để những học trò hội ngộ, ôn cố tri tân, bàn luận, kiểm chứng kết quả lời dạy của thầy thông qua những việc cụ thể, qua đó để ngăn ngừa, lên án những việc làm có hại trong xã hội, làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Và hơn hết mỗi người hãy dành một chút lắng lòng để suy ngẫm về những giá trị truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc, để thể hiện tri ân với thầy cô bằng chính những hành động như không chạy theo sự phát triển gấp gáp của xã hội; hay có thể là bớt những cuộc gặp mặt, hội hè, tiệc tùng để đến thăm và lễ thầy trong dịp Tết, làm cho nét đẹp văn hóa ấy mãi mãi lưu truyền, lan rộng trong xã hội, qua đó góp phần làm cho tình cảm thầy trò trở thành cao cả, thiêng liêng.

 

Thưa các bạn, dù có đi bốn phương trời, thì chúng ta, dẫu người nam kẻ bắc, dẫu người miền ngược hay miền xuôi, đều lớn lên trong sự dạy dỗ của thầy cô. Dịp 20/11 năm nay, hãy cùng nhau tri ân công ơn của cô thầy các bạn nhé.

 

Share:

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Chia sẻ những lời chúc ngày 20/11 ý nghĩa đến các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Chia sẻ những lời chúc ngày 20/11 ý nghĩa đến các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 


Soobin Hoàng Sơn: Nhân ngày nhà giáo việt nam. Soobin muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lời chúc sức khỏe đến các thầy cô giáo. Chúc cho ngọn lửa trồng người và dạy người của các thầy cô sẽ mãi đầy ắp đam mê và nhiệt huyết. Cảm ơn thầy cô đã luôn bên cạnh lắng nghe và ủng hộ những ước mơ của những thế hệ học trò.


Hoàng Dũng: Nhân dịp 20/11 - Ngày nhà giáo Việt Nam, Hoàng Dũng xin được gửi những lời tri ân chân thành cũng như tình cảm của mình đến với những thầy, cô giáo trên mọi vùng miền của Tổ quốc, và đặc biệt hơn là những người thầy cô đã từng dạy dỗ Dũng. Chúc tất cả các thầy cô nhiều sức khoẻ, nhiệt huyết để sống với nghề và ngày càng yêu nghề hơn nữa. Xin chúc tất cả các độc giả của ... một ngày 20/11 ý nghĩa và vui vẻ .


Hạnh Sino: Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Hạnh Sino xin chúc cho tất cả các thầy cô thật nhiều sức khoẻ, nhiều niềm vui, thật nhiều may mắn.Mong các thầy cô không vì chúng em nghịch ngợm, lười học mà bỏ rơi chúng em .Chúng em luôn kính trọng, biết ơn và yêu thương thầy cô rất nhiều.
Và đặc biệt nhân ngày này Hạnh cũng xin gửi lời chúc đến anh Tuấn Hưng. Người anh và cũng là người thầy trong âm nhạc của Hạnh. Người đã luôn chỉ bảo và giúp đỡ Hạnh rất nhiều trên con đường theo đuổi đam mê.


Đào Ngọc Sang: Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, con muốn gửi đến thầy cô, kính chúc tất cả thầy cô có thật nhiều sức khoẻ, luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, ngày nào cũng luôn gặp may mắn và thành công trên con đường dạy học của mình, dìu dắt những học trò của mình thật tốt để sau này giúp đời.


Linh Hạt tiêu : Nhân ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam, con xin chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ và thành công trong sự nghiệp trồng người, dìu dắt những học trò thật tốt để sau này phục vụ cho đất nước, luôn là tấm gương sáng về đức và tài trong mắt những người học trò như em và luôn được tất cả mọi người yêu quý và kính trọng. 
http://vietnammoi.vn/chu-de/ngay-nha-giao-viet-nam-2011.topic

Share:

Những bài hát cực kỳ ý nghĩa trong ngày 20/11 .

Mỗi dịp 20.11 về, người ta lại nô nức chào đón ngày quan trọng nhất của các thầy cô giáo. Hòa trong không khí đó là những hoạt động sôi nổi chào mừng như văn nghệ, báo tường...



Sau đây là những bài hát ý nghĩa nhất ngày 20.11 mà chúng tôi gợi ý bạn có thể sử dụng cho dịp đợt lễ này.




1. Mãi không quên

Phượng hồng còn rơi thắm tươi sân trường,
Gợi lại cho ta nhớ thương ngày xưa,
Kỹ niệm đã quên phút giây xa trường,
Nghẹn ngào mặn môi nói không nên lời,

Thầy cô dạy cho biết bao nhiêu điều,
Hành trang để ta bước trên đường xa,
Từng năm mỗi mùa cuối đông tháng 11.
Chạnh lòng ta luôn nhớ tới trường xưa,
Bạn bè và thầy cô.

>>> Xem cùng chủ đề: Những mẫu báo tường ý nghĩa nhất ngày 20/11


2. Mong ước kỷ niệm xưa
Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa

Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai .....!



.
3. Mái trường mến yêu
Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.


4. Trường xưa dấu yêu
Trường xưa yêu dấu biết bao kỷ niệm thân thương,

Bạn xưa cách xa biết đến khi nào gặp lại
Tìm ai trong bóng nắng tiếng cô thầy thân thương,
Người như đang héo hắt hao gầy vì phấn sương
Mùa hè năm ấy đến trong một chiều mưa,
Giờ chia cách xa, những cánh phượng rơi đầy
Giờ đây mơ ước những giấc mơ thần tiên
Cùng em đến trường, những giấc mơ hiền hòa


5. Bụi phấn
Khi thầy viết bảng

Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy
ĐK:
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay
Mai sau lớn nên người
Làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ





Share:

Dân mạng phát cuồng với thầy giáo quá đáng yêu tự tay trang điểm cho trò nhỏ diễn văn nghệ 20/11

Chẳng cần màu mè diêm dúa gì đâu, thầy giáo cứ xì tin như thế này thì bảo sao học sinh không đổ rầm rầm.

Những dịp giao lưu văn nghệ luôn là thời điểm có nhiều kỉ niệm khó quên nhất quãng đời học sinh. Dù là học sinh hay giáo viên cũng đều tấp nập chuẩn bị những tiết mục đặc sắc nhất.

Chỉ mới đây thôi, cộng đồng mạng đang “phát sốt” với thầy giáo tiểu học đánh phấn, tô son cùng học sinh diễn văn nghệ dễ thương “hết nấc” để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.


Hình ảnh người thầy tỉ mỉ trang điểm cho các em học sinh vô cùng dễ thương đang được cộng mạng chia sẻ điên đảo.

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, thầy giáo chủ nhiệm này đã cùng các bạn học sinh của mình chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đặc biệt.

Tất nhiên dù có phần không được thành thạo nhưng hình ảnh người thầy nghiêm túc bấy lâu nay lại tự tay đánh phấn, tô son cho từng bạn học sinh nhí vẫn đáng yêu không chịu nổi.



Chẳng cần phải soái ca trẻ trung gì chỉ là hình ảnh người thầy “lóng ngóng” tô son cho từng em học sinh cũng đủ để khiến dân mạng phải tan chảy. 



Qủa đúng là khi ở trường thì thầy giáo chủ nhiệm vừa là cha lại vừa là mẹ của mỗi em học sinh.

Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, những hình ảnh về người thầy đáng kính, giản dị lại vừa hết lòng với học sinh này đang được dân mạng chia sẻ rầm rộ. Qủa đúng là “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên”, khi ở trường thì thầy cô chính là cha mẹ thứ hai, là tia sáng mặt trời nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ không gì thay thế được.
Xem toàn bộ: http://vietnammoi.vn/chu-de/ngay-nha-giao-viet-nam-2011.topic
Share:

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Bài vè ngày 20/11 chắc chắc giật giải.

Bạn đang rộn ràng cho giải viết báo tường 20/11 hay nhất? Bạn đang háo hức cho tiết mục văn nghệ 20/11 đặc sắc nhất? Hãy đến với tuyển tập những bài vè ngày 20/11 đặc sắc nhất, cơ hội giật giải là chắc chắn nhé!

>> Lời ngỏ báo tường ngày 20/11 hay và đặc sắc

Bài vè 1

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nhà giáo
Một đời dạy bảo
Mầm non nước nhà
Ngày chết ra ma
Chẳng ai đưa rước
Đứa thì chức tước
Đứa thì giàu sang
Bởi ngại về làng
Mà không khách sạn
Đường quê lắm nạn
Thiếu cả nhà hàng
Nên gởi bó nhang
Kèm theo vài triệu
Gọi là phúng điếu
Thầy cũ cho rồi.
Thật ngán cho đời
Sang giàu quên nghĩa!

Bài vè 2


Nghe vẻ nghe ve tui còn lười học

Có sách không đọc có bài chẳng làm

Học tới số hàm mà quên công thức

Về làm một giấc rùi hãy tính sau

Đừng có càu nhàu chi thêm mệt nữa

Ngày ngày 2 bữa cũng đủ ấm no

Cần chi phải lo học nhiều vô bổ

Thôi thì kiếm chỗ để ta còn lười.”
Ảnh: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11


Bài vè 3

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè vui vẻ

Vừa mới khai giảng

Đã thấy lười rồi

Bài vở bê trề

Chẳng lo chăm chỉ

Chỉ thấy nằm ườn

Bây giờ bài vở

Chất đống thật cao

Mệt bở hơi tai

Học hoài không xuể

Lại tới kì thi

Nên giờ thức trắng

Suốt mấy đêm liền

Học vẫn chưa xong

Mặt mày phờ phạc

Thật là tội nghiệp........

Các bài viết cùng chủ đề:  Chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11
Share:

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Lời ngỏ báo tường ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất

Lời ngỏ báo tường ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất mà bất cứ người học trò nào hoặc đã từng là học trò đều nên biết.



Bạn đã biết viết lời ngỏ (lời tựa) gì cho báo tường chuẩn bị cho kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11? Hãy viết ra những gì bạn suy nghĩ và dẫn dắt người đọc đến chủ đề mà tiêu đề bạn đang dự định đặt cho tờ báo của mình. Bên cạnh đó, việc nêu ra những công ơn ý nghĩa của thầy, cô là một điều cần thiết để mọi người thấy rõ ý nghĩa của ngày 20/11 quan trọng như thế nào.

>> Xem thêm những tờ báo tường ngày 20/11 ấn tượng:
http://vietnammoi.vn/nhung-to-bao-tuong-ngay-2011-an-tuong-60718.html
Lời ngỏ báo tường ngày 20/11 cho chủ đề “Lưu luyến”

Ôi âm vang của tiếng nói mái trường hòa cùng lời dạy của thầy cô yêu dấu. Sao như đọng lại trong chúng tôi những nỗi niềm vô tận. Thầy cô là điểm tựa, là nơi sưởi ấm cho những con tim đang mong ước 1 niềm tin hứa hẹn. Mới ngày nào còn bỡ ngỡ trước ngôi trường xa lạ vậy mà hôm nay lại mang đầy cảm xúc tâm tư vương vấn của ngày ra trường. Lưu luyến thay ôi cái tuổi học trò, như dòng điệu nhạc hòa lên trong phút giây luyến tiếc.

Cuộc đời người học sinh chẳng khác gì âm điệu 1 khúc nhạc vội vang lên rồi cũng vội tắt đi để lại dư âm trong lòng người nghe những nỗi niềm thầm kín. Đời học sinh là phải thế, là phải được tận hưởng là phải được vui chơi nhưng phải được đừng lại ở những phút giây nào đó để hòa cùng lời giảng của thầy cô lời ân cần quan tâm mà ko cần đền đáp chỉ mong mỗi 1 mơ ước đưa lũ “trò” của mình đến được những bến bờ tương lai tươi đẹp.



Lời ngỏ ngày 20/11 cho chủ đề “Người lái đò”


Thầy cô ơi! Những người thiêng liêng cao quý những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô ôi làm sao có thể kể hết được.

Nó như ngọn hải đăng đối với những con tàu trên biển cả mênh mông bị lạc trên đường về. Những luồng sáng phát lên ánh sáng đem đến những niềm trao dâng cho biết bao người đi biển khi đối mặt với những cơn bão giông dữ dội.

Thầy dạy chúng em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch... để ngẩng cao đầu với bạn bè. Cuộc đời thầy đưa biết bao người qua dòng sông tri thức...

Thầy cô, họ đã rọi lối và dõi theo từng bước của đàn con. Một lũ học sinh tinh nghịch nhưng rất đáng yêu và tràn đầy trong tim nhiệt huyết một niền tin. Dù đi đâu về đâu thì mãi mãi và mãi mãi người học sinh vẫn được thầy cô, những ngọn hải đăng cao cả luôn tỏa sáng và vẫn thầm mong cho chúng em đến được bờ bên kia tri thức.

Khó có gì sánh được, có gì có thể quý báu hơn được “hải đăng” những ngọn đèn đã che chắn sưởi ấm tìm lối cho chúng em. Ôi cảm phục biết bao, trân trọng biết bao những tình cảm của thầy cô đã dành trọn cuộc đời chăm sóc cho chúng em, để dìu dắt chúng em tìm được những bến bờ mơ ước.

Không gì đền đáp được cái công lao to lớn ấy. Chúng em là 1 học sinh cuối cấp xin đăng gởi đến thầy cô những lời cảm ơn, những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất.

Cứ mỗi năm mùa thu tới, chúng em lại náo nức đón chào ngày nhà giáo Việt Nam. Hòa chung với không khí vui tươi đó, chi đội... ra số báo đặc biệt để tỏ lòng biết ơn thầy cô, tựa người cha, người mẹ thứ hai của chúng em Thầy cô nâng đỡ ta ngay từ khi còn thơ bé, dạy dỗ ta cho tới lúc trưởng thành. Công trời biển ấy thật cao cả biết bao nhiêu.



Lời ngỏ cho báo tường 20/11 chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”


Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng… Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.

Người thuyền trưởng
Trên bục giảng thầy cô là thuyền trưởng
Lái con tàu là lớp học thân yêu
Thủy thủ chúng em cũng sớm sớm chiều chiều
Cần mẫn tiến vào đại dương khoa học

Trên đại dương mênh mông tri thức ấy, biết bao con tàu cùng đoàn thủy thủ đã ra khơi chinh phục những chân trời mới. Thầy cô – những người thuyền trưởng tài ba luôn sát cánh bên thủy thủ chúng em vượt qua ngàn trùng dương xa xôi, mở ra cho chúng em những ánh sáng mới. Hôm nay đây chúng em đang từng bước trưởng thành dưới mái trường sư phạm được thầy cô truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu để chúng em có thể trở thành những thuyền trưởng tương lai, tiếp nối con đường thiêng liêng cao cả là tiếp tục dẫn dắt những mầm non tương lai chinh phuc hải trình tri thức.

>> Cập nhât thêm mọi thông tin về ngày nhà giáo việt nam 20/11 hằng ngày
Share:

Thông tin đời sống Việt Nam - Báo mới cập nhật tin tức online 24h